Khi một doanh nghiệp quyết định cắt giảm nhân sự mà không thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Trong trường hợp này, người lao động có quyền yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Điều này bao gồm thanh toán tiền lương, các khoản trợ cấp, tiền nghỉ phép chưa sử dụng, và các quyền lợi khác đã được thỏa thuận hoặc quy định bởi pháp luật. Vậy “Người lao động có được bồi thường khi cắt giảm nhân sự không?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quy định bồi thường khi cắt giảm nhân sự hiện nay như thế nào?
Quyết định cắt giảm nhân sự kèm làm thủ tục cắt giảm nhân sự trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc bồi thường cho người lao động chỉ áp dụng khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng một cách trái pháp luật. Do vậy, nếu quy trình cắt giảm nhân sự không tuân theo quy định, người sử dụng lao động sẽ phải đền bù cho người lao động theo quy định pháp luật.
Theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định
“Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
Theo đó, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường cho người đó.
Tùy vào việc người lao động có đồng ý trở lại làm việc hay không mà khoản bồi thường khi cắt giảm nhân sự trái luật sẽ là khác nhau:
1. Trường hợp người lao động đồng ý trở lại làm việc:
– Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc:
– Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Được trả trợ cấp thôi việc.
3. Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và được người đó đồng ý:
Người lao động được bồi thường như sau:
– Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Được trả trợ cấp thôi việc.
– Bồi thường ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuân thủ quy định, việc cắt giảm nhân sự chỉ đồng nghĩa với việc thanh toán đầy đủ các quyền lợi theo luật đối với người lao động. Việc này bao gồm thanh toán tiền lương, các khoản trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tiền nghỉ phép chưa sử dụng hoặc các khoản tiền khác mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Mời bạn xem thêm: viết mẫu đơn xin nghỉ việc
Không bồi thường khi cắt giảm nhân sự trái luật, doanh nghiệp có bị phạt?
Trong tình huống doanh nghiệp cắt giảm nhân sự mà không thực hiện bồi thường đúng quy định pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính. Đây là một biện pháp trừng phạt mà cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng. Mức phạt có thể lên đến mức tối đa 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm. Bên cạnh việc bị xử phạt, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi cho người lao động và một khoản tiền lãi, theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất được công bố tại thời điểm xử phạt.
Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Doanh nghiệp không thanh toán tiền bồi thường cho người lao động sau khi cắt giảm nhân sự có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa lên đến 40.000.000 đồng, tùy theo số lượng người vi phạm. Ngoài việc bị xử phạt, doanh nghiệp cũng sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm việc thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động. Đi kèm với việc này là một khoản tiền lãi, tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất được công bố bởi các ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm xử phạt.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người lao động có được bồi thường khi cắt giảm nhân sự không?” đã được giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí.
Câu hỏi thường gặp
Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp buộc phải xây dựng phương án cắt giảm nhân sự trong 02 trường hợp:
– Cho người lao động thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế.
– Cho người lao động thôi việc do doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Cắt giảm nhân sự được hiểu là sự thay đổi nhân sự trong doanh nghiệp, giảm bớt số lượng nhân sự làm việc trong doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản việc cắt giảm nhân sự là việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã ký với nhiều người lao động (02 người lao động trở lên) cùng một lúc.