Mẫu thông báo từ chối tiếp công dân là văn bản do cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp công dân đưa ra để từ chối tiếp công dân. Không thể từ chối tiếp công dân vì các lý do chủ quan, những trường hợp cơ quan có thẩm quyền được phép từ chối tiếp công dân sẽ được quy định chặt ché trong các quy định của pháp luật để ngăn chặn những trương hợp về lạm quyền, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân có thể xảy ra.
Chính vì thế sau đây LSX xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về mẫu thông báo từ chối tiếp công dân.
Mẫu thông báo từ chối tiếp công dân mới nhất
Việc tiếp công dân được hiểu là một trong những hoạt động thường niên của cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận, lắng nghe, đồng thời giải thích, hướng dẫn cho công dân về các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện thực hiện như thế nào cho đúng theo quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế, không phải mọi trường hợp người dân đến với thiện chí mong được giải đáp thắc mắc, nên trong những trường hợp đó cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân sẽ có quyền từ chối tiếp công dân
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân bao gồm:
– Chính phủ;
– Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tổng cục và tổ chức tương đương; Cục;
– Ủy ban Nhân dân các cấp;
– Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Các cơ quan của Quốc hội;
– Hội đồng Nhân dân các cấp;
– Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Kiểm toán nhà nước;
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp;
– Tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập (thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình).
Hiện nay Thông báo từ chối tiếp công dân được sử dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP, cụ thể như sau:
Những trường hợp nào được từ chối tiếp công dân?
Các quy định cụ thể về tiếp công dân được quy định trong Luật Tiếp công dân 2013. Theo đó có thể hiểu đơn giản việc tiếp công dân là việc các các nhân hay tổ chức có thẩm quyền đón tiếp người dân để đón nhận ý kiến, tiếp nhận các phản ánh đồng thời hướng dẫn cho người dân thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo… sao cho đúng với quy định của pháp luật. Những trường hợp cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân được từ chối tiếp được quy định chặt chẽ trong luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như để cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm với công việc của mình.
Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định nếu thuộc các trường hợp sau thì người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân và phải giải thích cho công dân lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân:
– Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
Đặc biệt trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân.
Trách nhiệm của người tiếp công dân và người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Các đơn vị tiếp công dân là các tổ chức chính trị như: Ủy ban Nhân dân, Cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Các cơ quan của Quốc hội… Những cơ quan này có trách nhiệm xử lý rất nhiều các vấn đề. Do đó, để tránh những trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền không làm hết trách nhiệm của mình, luật pháp sẽ có những quy định cụ thể về trách nhiệm của những người đảm nhiệm công việc này, cụ thể như sau:
Theo Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-TTCP và Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị và người tiếp công dân sẽ có những trách nhiệm sau đây khi trực tiếp tiếp công dân:
(1) Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc trực tiếp tiếp công dân
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị.
– Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân.
– Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết.
– Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết.
– Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.
(2) Trách nhiệm của người tiếp công dân
– Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
– Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
– Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
– Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
– Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
– Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi từ chối tiếp công dân thì người tiếp công dân cần phải lưu ý những gì?
Các cơ quan có thẩm quyền không thể tùy tiện trong việc từ chối tiếp công dân để tránh gây ra những mâu thuẫn không đáng có giữa người dân và các cơ quan quản lý. Bởi vậy, sẽ có những lưu ý được quy định cho những người đảm nhận công việc này.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-TTCP và Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, khi từ chối tiếp công dân thì người tiếp công dân cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
(1) Trường hợp từ chối tiếp công dân vì họ là người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình:
– Trường hợp này người tiếp công dân giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.
(2) Trường hợp từ chối tiếp công dân vì họ có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân:
– Trường hợp này người tiếp công dân giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.
(3) Trường hợp từ chối tiếp công dân vì người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài:
– Trường hợp này người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân phải ra Thông báo từ chối tiếp công dân.
Từ những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên, quý bạn đọc hãy theo dõi thêm một số kiến thức pháp luật hữu ích khác như Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà trọ.
Mời bạn xem thêm
- Các trường hợp từ chối tiếp công dân
- Cơ cấu ngạch công chức là gì? Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức
- Công dân không đi bầu cử có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến “Mẫu thông báo từ chối tiếp công dân“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
– Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;