Xin chào Luật sư, Tôi có hộ khẩu thường trú ở Nghệ An nhưng hiện nay tôi đã chuyển ra Hà Nội để làm việc. Tôi đã chuyển đi được 2 tháng và sau một thời gian làm việc tôi có ý định sẽ làm việc lâu dài tại Hà Nội. Tôi có một người anh họ làm công an tại địa phương có nói rằng nếu tôi làm việc trên 3 tháng tại một địa phương khác thì cần phải làm đơn xin tạm vắng tại địa phương. Vì có nhiều việc bận trong thời gian này nên tôi vẫn chưa thể sắp xếp được thời gian để có thể về quê. Luật sư cho tôi hỏi nếu quá hạn đăng ký tạm vắng thì có làm sao không? Và mẫu khai báo tạm vắng mới hiện nay được quy định như thế nào?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Mẫu khai báo tạm vắng 2023” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Mẫu khai báo tạm vắng 2023-Tải xuống mẫu
Tạm vắng là việc cá nhân vẫn giữ hộ khẩu thường trú nhưng do nhiều lý do phải vắng mặt tại địa phương trong một khoảng thời gian. Việc khai báo tạm vắng giúp những người quản lý dân cư địa phương có thể nắm được tình hình dân cư khu vực mình quản lý. Khai báo tạm vắng có thể trong các trường hợp như khai báo tạm vắng khi làm ăn xa, khai báo tạm vắng khi đi học, khai báo tạm vắng khi bị tạm giam, tạm giữ để điều tra. Hiện nay cũng có khá nhiều các mẫu khai báo tạm vắng trên thị trường nhưng mẫu chính xác và đang được sử dụng hiện nay thông dụng thì bạn có thể tham khảo mẫu sau:
……………………………………….(1)…………………………………………(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________________ |
PHIẾU KHAI BÁO TẠM VẮNG
1. Họ, chữ đệm và tên:……………………………………………………………..
2. Ngày, tháng, năm sinh:…………/ ………../…….3. Giới tính: ………..
4. Số định danh cá nhân/CMND: |
5. Nơi thường trú: …………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
6. Nơi tạm trú: ………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
7. Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
8. Tạm vắng từ ngày, tháng, năm:……./……../ ……. đến ngày……../……../ …….
9. Lý do tạm vắng: ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
10. Địa chỉ nơi đến (3):……………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
………….ngày ……..tháng……..năm…….. ……..NGƯỜI KHAI BÁO(Ký, ghi rõ họ tên) | |||
………ngày ……..tháng……..năm…….. NGƯỜI TIẾP NHẬN KHAI BÁO(Ký, ghi rõ họ tên) | XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ……………..ngày ……..tháng……..năm……….THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan) | ||
Chú thích:
(1) Cơ quan cấp trên của cơ quan đăng ký cư trú
(2) Cơ quan đăng ký cư trú
(3) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Những lưu ý khi điền mẫu đơn khai báo tạm vắng
Mẫu đơn khai báo tạm vắng trên của chúng tôi là mẫu đơn thông dụng nhất hiện nay và được sử dụng ở tất cả những cơ quan quản lý việc khai báo tạm vắng. Việc điền mẫu đơn này cũng khá đơn giản. Hầu hết thông tin trong đơn khai báo tạm vắng này đều là các thông tin về nhân thân nên bạn chỉ cần điền đầy đủ và chính xác theo thông tin trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân bạn đang sử dụng. Ngoài ra cũng có những lưu ý nhất định khi điền mẫu đơn này bạn nên chú ý:
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định phương thức khai báo tạm vắng như sau:
“Điều 31. Khai báo tạm vắng
…
- Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc. - Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.”
Theo đó, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo tạm vắng là cơ quan đăng ký cư trú nơi người khai báo cư trú.
Ngoài ra, việc khai báo tạm vắng của người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ khác với Nhà nước đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng trở lên, hoặc người bình thường đi khỏi nơi cư trú từ 12 tháng trở lên được hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
“Điều 16. Khai báo tạm vắng
- Việc khai báo tạm vắng đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
b) Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
c) Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
d) Ứng dụng trên thiết bị điện tử. - Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận khai báo tạm vắng.”
Theo đó, trường hợp này có thể khai báo trực tiếp hoặc thông qua số điện thoại hoặc trang thông tin điển tử, cổng dịch vụ công quốc gia….
Mời bạn xem thêm: Muốn bán đất cần chữ ký của những ai?
Trách nhiệm khai báo tạm vắng được quy định như thế nào?
Việc quản lý dân cư có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn trật tự an toàn khu vực. Khi bạn khai báo tạm vắng cơ quan quản lý dân cư khu vực bạn sinh sống có thể nắm bắt được thông tin của bạn khi không còn hoạt động ở địa phương. Ngoài ra việc khai báo tạm vắng này cũng được ghi nhận trên hệ thống và được luân chuyển đến các khu vực đặc biệt là khu vực bạn đã chuyển đến để sinh sống và làm việc trong khoảng thời gian tạm vắng ở địa phương.
Tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng như sau:
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới diễn ra như thế nào?
- Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không?
- Điều kiện chia cổ tức trong công ty cổ phần năm 2023 là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu khai báo tạm vắng 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, công dân có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau:
– Đi khỏi xã, phường nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;
Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
– Đi xã, phường nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với:
Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoặc
Người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường nêu trên (trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài).
Nếu thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên, người dân phải thực hiện khai báo tạm vắng theo đúng quy định, nếu không thực hiện khai báo tạm vắng sẽ bị xử phạt hành chính.
Điều này đã được nêu rõ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
…
Như vậy, trường hợp không khai báo tạm vắng theo quy định, người dân có thể bị xử phạt từ 500 – 01 triệu đồng.