Cùng với sự mở rộng giao thương kinh tế những thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh. Các nước đều đưa ra các chiến lược về giá thành, sản phẩm để hỗ trợ những sản phẩm của nước mình có thể phát triển hơn phù hợp với các tiêu chí của các nước mà có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này. Có nhiều loại hình xuất nhập khẩu khác nhau và thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên cũng là một trong những thủ tục xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay. Vậy thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là gì?
Xuất nhập khẩu là thủ tục được nhiều người quan tâm vì việc mở rộng thị trường là điều mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. Có nhiều hình thức xuất nhập khẩu khác nhau, có thể xuất nhập khẩu đến những đất nước khác qua đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không. Hoặc bạn có thể lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên đối với những loại sản phẩm phù hợp. Vậy cụ thể loại hình này là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức kinh doanh thương mại quốc tế nhưng hàng hóa được bán không đi ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa sẽ được doanh nghiệp Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài. Sau đó, thương nhân nước ngoài sẽ chỉ định giao hàng cho đơn vị khác tại Việt Nam.
Việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như sau:
- Giảm thiểu thời gian giao hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian.
- Giảm chi phí vận chuyển và thuận tiện khi giao hàng trực tiếp trên địa bàn của mình.
- Các doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi về thuế, bao gồm thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu trả trước (NKTT).
Các loại giao dịch trong xuất nhập khẩu 3 bên
Trong thủ tục xuất nhập khẩu thì các giao dịch là điều mà bạn nên lưu tâm. Khác với việc bạn mua bán trong lãnh thổ Việt Nam. Việc xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc xuất sang1 quốc gia khác thì đều có một bên thứ 2 hoặc thứ 3 là công ty/doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình mua bán. Chính vì vậy việc xác định loại giao dịch sẽ giúp bạn xác định được cần thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu nào.
Thông thường, xuất nhập khẩu 3 bên sẽ bao gồm các loại giao dịch sau:
- Đối với sản phẩm gia công và hợp đồng gia công: Trường hợp này liên quan đến các sản phẩm được gia công tại một doanh nghiệp chuyên nhận gia công, bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu và vật tư dư thừa.
- Đối với hàng hóa hàng hóa mua bán nội địa và hàng hóa được chuyển đổi qua bộ phận phi thuế quan: Đây là trường hợp giao dịch hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất hoặc khu phi thuế quan.
- Đối với hàng hóa mua bán quốc tế và chuyển giao trong lãnh thổ Việt Nam: Trường hợp này bao gồm việc mua bán hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức/cá nhân nước ngoài mà không yêu cầu họ có mặt tại Việt Nam. Hàng hóa sẽ được thương nhân nước ngoài giao và nhận tại doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
>> Xem thêm: cách thức giải quyết tranh chấp lao động
Thủ tục xuất nhập khẩu 3 bên gồm những gì?
Khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên bạn cần lưu ý tới vấn đề gì? Đầu tiên là địa điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ phải là chi cục hải quan hoặc cục hải quan có thẩm quyền. Thủ tục này sẽ được thực hiện ngay sau khi nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam. Có thể hiểu cơ bản là thủ tục này sẽ được thực hiện tại cảng khi chưa di chuyển hàng hoá ra khỏi cảng.
Địa điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu
Tương tự như khi làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa xuất ra nước ngoài/nhập từ nước ngoài về, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu 3 bên tại Chi cục hải quan hoặc Cục hải quan có thẩm quyền.
Bộ hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu 3 bên
Một bộ hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu 3 bên bao gồm các loại giấy tờ, chứng từ sau:
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (nếu có)
- Các giấy tờ khác cụ thể theo từng mặt hàng yêu cầu.
Mời bạn xem thêm
- Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành
- Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?
- Mẫu viết giấy nợ thông dụng năm 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Quá trình xuất nhập khẩu 3 bên là một hình thức thương mại quốc tế phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa người xuất khẩu, người nhập khẩu và các cơ quan hải quan. Trách nhiệm của các bên khi tham gia xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người xuất khẩu:
Kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin trên tờ khai hàng hóa.
Tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu và hướng dẫn của cơ quan hải quan
Sau khi hàng hóa được thông quan, người xuất khẩu có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu.
Trách nhiệm của người nhập khẩu:
Điền chính xác các thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Chỉ được sử dụng hàng hóa khi hoàn tất mọi thủ tục hải quan.
Trách nhiệm của Cơ quan hải quan:
Tuân thủ việc thực hiện quy trình làm thủ tục hải quan theo đúng quy định.
Theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo lô hàng tuân thủ quy tắc và quy định.
Các bên tham gia xuất nhập khẩu 3 bên cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của pháp luật để đảm bảo luồng hàng hóa qua biên giới đúng quy định pháp luật.
Các doanh nghiệp tham gia hợp đồng xuất nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần đơn hàng/hợp đồng và ưu tiên giao nhận hàng trước, sau đó tiến hành khai báo hải quan. Điều kiện là phải khai báo tờ khai trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan có thể tiến hành tờ khai xuất nhập khẩu tại cùng một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất.
Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu kiểm tra các tài liệu liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, không cần kiểm tra thực tế hàng hóa.
Với mỗi lần giao nhận hàng hóa, cần có chứng từ chứng minh việc giao nhận, như hóa đơn thương mại, hóa đơn giá trị gia tăng, hoặc hóa đơn bán hàng, cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Doanh nghiệp phải có hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất hàng vào khu chế xuất.
Nếu có hai hóa đơn giá trị gia tăng, có thể sử dụng bảng kê 02 và khai báo một tờ khai. Trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên, giá trị của tờ khai xuất và nhập có thể khác nhau do tính chất thương mại với bên nước ngoài.