Khi bạn sinh hoạt hàng ngày sẽ có nguồn nước bạn xả thải thường xuyên ra hệ thống thoát nước của địa phương và khu vực được gọi là nguồn nước thải. Nguồn nước thải này khi xả thải vào hệ thống cống thoát nước thì người dân phải thực hiện ký kết hợp đồng với đơn vị thi công đường ống. Hợp đồng này được gọi là hợp đồng dịch vụ thoát nước. Vậy mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước hiện đang được sử dụng là gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng dịch vụ là gì?
Trong nhiều trường hợp bạn có thể nghe thấy cụm từ hợp đồng dịch vụ. Vậy hợp đồng dịch vụ thực chất là gì? Cũng như các loại hợp đồng khác về cơ bản hợp đồng dịch vụ được hiểu là sự thoả thuận của các bên trong một mối quan hệ dân sự. Có rất nhiều các loại hợp đồng được xếp vào hợp đồng dịch vụ như hợp đồng dọn nhà, hợp đồng chuyển nhà, hợp đồng di chuyển bằng các phương tiện khác nhau….
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.’
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng phổ biến, bên cung ứng dịch vụ có thể cung ứng dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, việc làm theo một trình độ chuyên môn hoặc ngành nghề, lĩnh vực nhất định, …. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ chỉ cần đáp ứng là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không vi phạm vào ngành nghề cấm kinh doanh.
- Thông tin trong giao kết hợp đồng.
– Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
– Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
– Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Nội dung của hợp đồng.
– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Các loại hợp đồng chủ yếu.
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ
Vì là một loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự 2015 nên các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng dịch vụ cũng cần phải tuân thủ những quy định của điều luật này. Đầu tiên khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ thì các quyền và nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng phải không trái với quy định của pháp luật. Các bên có thể thoả thuận những điều khoản hợp lý để áp dụng trong các trường hợp cụ thể được đặt ra.
Bản chất của hợp đồng dịch vụ là hợp đồng dân sự, thỏa thuận thống nhất ý chí giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, nên về cơ bản, quyền nghĩa vụ do các bên thống nhất thỏa thuận, xong cần phải đảm bảo một số nội dung thiết yếu. Cụ thể như sau:
- Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ:
– Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
– Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
- Quyền của bên sử dụng dịch vụ:
– Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
– Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
– Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
– Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
– Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
- Quyền của bên cung ứng dịch vụ:
– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
– Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
- Trả tiền dịch vụ:
– Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
– Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
– Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
>> Xem thêm: đổi tiền rách mất phí bao nhiêu
Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước 2024-Tải xuống mẫu
Hiện nay có nhiều mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước cho bạn lựa chọn. Nhưng để có thể có được một mẫu hợp đồng chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật và quyền và nghĩa vụ của hai bên là điều không hề dễ dàng. Chúng tôi xin gửi đến bạn mẫu hợp đồng mới nhất do LSX soạn thảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm….
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC
Số:…/…..
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
– Căn cứ Luật Thương mại 2005;
– Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020;
– Căn cứ Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD về Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải;
– Căn cứ Thông tư 02/2015/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;
– Căn cứ Quyết định số …/…/QĐ-UBND ngày …/…/… của Uỷ ban nhân dân tỉnh ……… về Quy định mức thu và lộ trình thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh ……….;
– Căn cứ Bộ quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thoát nước;
– Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam về thoát nước;
– Căn cứ các quy đinh liên quan khác;
– Căn cứ khả năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…. tại địa chỉ …
Chúng tôi gồm:
BÊN A ( BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ):
Tên doanh nghiệp:…
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:…
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): …
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: …
Địa chỉ trụ sở chính:…
Người đại diện theo pháp luật:…
Chức danh:…
Số tài khoản: …
Tại Ngân hàng: …
BÊN B (BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ):
Tên doanh nghiệp:…
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:…
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): …
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: …
Địa chỉ trụ sở chính:…
Người đại diện theo pháp luật:…
Chức danh:…
Số tài khoản: …
Tại Ngân hàng: …
Hoặc:
Ông/ Bà:…Giới tính: …
Sinh ngày:…..Dân tộc:…..Quốc tịch:…
CMND/CCCD số:…
Ngày cấp:……Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú:…
Địa chỉ hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:..…Email:…
Sau khi bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất thành lập hợp đồng dịch vụ thoát nước (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG
Bên A là công ty cung cấp dịch vụ thoát nước tỉnh …. Bên B có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bên B. Do đó, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng này với nội dung sau:
Khu vực thoát nước:…
Điểm đầu nối:
– Vị trí đầu nối vào:…
– Địa chỉ:
Số nhà: … , Hẻm/Tổ …… , Đường ……
Khu phố/ấp:…., Phường/Xã:….Thành phố:…
Nội dung công việc: Quản lý, duy trì vận hành hệ thống thoát nước, thường xuyên nạo vét theo định kỳ và đột xuất, xử lý khai thông cục bộ tình trạng ngập úng do mưa bão và các sự cố gây ra, cải thiện vệ sinh môi trường thoát nước khu vực trên.
ĐIỀU 2: KHỐI LƯỢNG NƯỚC THẢI
Bên A đồng ý tính khối lượng nước thải cho bên B cụ thể sau:
Lượng nước thải sinh hoạt:
– Tổng số nhân khẩu: …/người
– Khối lượng nước thải: …người x 4m3/người/tháng = …m3/tháng
Lượng nước thải khác:
– Có đồng hồ thoát nước
– Khối lượng nước thải thu phí khoán: …m3/tháng
ĐIỀU 3: CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
Nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo các quy chuẩn nước xả thải theo quy định.
Đối với các loại nước thải khác, các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối. Bên A có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc xả thải của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý đảm bảo các quy chuẩn quy định.
ĐIỀU 4: THANH TOÁN
Bên A cung cấp dịch vụ thoát nước cho bên B với mức phí là …đồng/m3.
Mức phí thoát nước sẽ thay đổi khi có quyết định điều chỉnh của UBND tỉnh…..
Phương thức thanh toán: Bên A sẽ thu phí thoát nước đối với bên B vào ngày … hàng tháng.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản/ Tiền mặt
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
Quyền của bên A:
– Bên A có quyền thu phí thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước của bên B;
– Bên A có quyền ngừng cấp nước nếu bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí thoát nước hoặc tự ý thay đổi, sửa chữa hệ thống thoát nước, vi phạm các quy định về thoát nước;
– Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyển xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước;
– Bên A được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên A:
– Tuân thủ các quy trình, quy phạm về xử lý thoát nước; xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước;
– Thiết lập cơ sở dữ liệu bên B vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu phí thoát nước theo quy định;
– Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Cung cấp thông tin thoả thuận đấu nối cho bên B;
– Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
– Cung cấp các dịch vụ thoát nước cho bên B cả về chất lượng và số lượng;
– Tiếp nhận và giải quyết các đơn yêu cầu về dịch vụ thoát nước của bên B;
– Giải quyết các khiếu nại về dịch vụ thoát nước, bảo đảm sự hài lòng của bên B.
ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
Quyền của bên B:
– Bên B sẽ được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
– Bên B yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
– Bên B có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của bên B;
– Bên B được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên B:
– Thanh toán phí thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
– Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn;
– Thông báo kịp thời cho bên A khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;
– Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thoả thuận đấu nối;
– Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Các bên thỏa thuận các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau :
Các bên thỏa thuận các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau :
Khi Bên B thay đổi chỗ ở hoặc phát sinh các vấn đề liên quan cần chấm dứt hợp đồng.
Những trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, hành động khủng bố nổi loạn, cháy nổ, thiên tai, đình công, bãi công… ;
Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên A thông báo cho bên B (hoặc ngược lại) trước … ngày về quyết định chấm dứt hợp đồng . Hai bên sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng
ĐIỀU 8: SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG
Các bên nhất trí hợp đồng có thể sẽ được sửa đổi trong các trường hợp: có sự thay đổi các cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phạm vi công việc… và quy định các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt sửa đổi hợp đồng.
ĐIỀU 9: MỨC PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có các quyền yêu cầu bồi thường và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.
Trường hợp bên A vi phạm nghĩa vụ cung cấp dịch vụ thì phải bồi thường cho bên còn lại …% phần nghĩa vụ bên A vi phạm.
Trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải bồi thường cho bên còn lại …% mức thanh toán bên B vi phạm.
ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong trường hợp pháp sinh tranh chấp, hai bên ưu tiên áp dụng giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải.
Nếu sau hòa giải, hai bên vẫn không thể thỏa thuận thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án ………….. để giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG
Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản và nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng trên cơ sở tôn trọng pháp luật Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất và tìm biện pháp giải quyết trên tinh thần hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
Hợp đồng này gồm …. trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.
CHỮ KÝ CÁC BÊN
BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 2024
- Mẫu hồ sơ thành lập hợp tác xã 2024
- Mẫu giấy vay tiền hợp pháp 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Trong một số trường hợp, sẽ ngừng dịch vụ thoát nước như sau:
1. Đối với hộ gia đình vi phạm các quy định quản lý về thoát nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp được quy định trong hợp đồng quản lý, vận hành.
2. Đối với các hộ thoát nước khác vi phạm các quy định về thoát nước, đơn vị thoát nước thông báo bằng văn bản về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Nếu hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước thực hiện việc ngừng dịch vụ thoát nước theo các điều, khoản được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tiếp tục hợp đồng dịch vụ
– Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.
Thỏa thuận phạt vi phạm
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
– Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.