Tự ý thay đổi tên trên bằng cấp xử lý thế nào theo pháp luật hiện hành?

bởi HaTrang

Pháp luật dân sự quy định cá nhân có quyền có họ, tên để làm căn cứ xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. Tuy nhiên, việc đặt tên cho cá nhân bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Đặc biệt để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên thì bạn phải thuộc các trường hợp pháp luật quy định. Vậy tự ý thay đổi tên trên bằng cấp xử lý thế nào theo pháp luật hiện hành? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quyền thay đổi tên của cá nhân

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
  • Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
  • Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
  • Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
  • Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Như vậy, cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì có thể đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu công nhận việc thay đổi tên và ghi thông tin thay đổi tên vào Giấy khai sinh của bạn. Việc tự ý thay đổi họ tên trên bằng cấp; chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu là trái quy định của pháp luật.

Xử lý việc tự ý đổi tên trên bằng cấp

Theo quy định trên của pháp luật thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, nội dung trên mọi giấy tờ khác của cá nhân đều bắt buộc phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. Do vậy, họ tên trên CMND; sổ hộ khẩu; các bằng cấp phải thống nhất với giấy khai sinh. Nếu hậu quả trong trường hợp này chưa xảy ra và có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo; phạm tội lần đầu thì có thể trong trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng theo khoản 1 Điều 341 BLHS năm 2015.

Hi vọng bài viết “Tự ý thay đổi tên trên bằng cấp xử lý thế nào theo pháp luật hiện hành?” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được điều chỉnh nội dung giấy tờ theo giấy khai sinh không?

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan; tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ; giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Sai tên đệm trên bằng đại học xử lý thế nào?

Nếu lỗi ghi trên văn bằng; chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng; chứng chỉ thì chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Nếu muốn thay đổi thì cần làm thủ tục thay đổi

Có được chỉnh sửa ngày sinh trên bằng đại học không?

Có. Nếu có sai sót về hộ tịch, bạn cần có xác nhận về sai thông tin hộ tịch để yêu cầu chỉnh sửa; sau đó làm hồ sơ gửi lên cơ quan cấp văn bằng chứng chỉ để chỉnh sửa

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm