Gia đình hạnh phúc luôn là mong ước của nhiều người, tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có được may mắn đó. Trong trường hợp cha mẹ phải ly hôn và người mẹ được quyền nuôi con, vậy người cha có được quyền từ chối cấp dưỡng cho con hay không ? Hãy cùng luật Sư X tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về cấp dưỡng
Trước khi đi vào giải quyết nội dung chính của câu hỏi, mời mọi người cùng tìm hiểu về các thuật ngữ sau theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
1. Cấp dưỡng: theo khoản 24 Điều 3 của Luật này thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Theo đó, việc cha hoặc mẹ cấp dưỡng cho con cái có nghĩa là cha, hoặc mẹ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con.
Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Sau khi ly hôn không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, có thể thấy, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng 2 điều kiện trên nếu vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp con đã thành niên có thể tự nuôi sống mình hoặc sống chung với con nhưng không vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể từ chối cấp dưỡng.
Từ chối cấp dưỡng cho con, có phải chịu trách nhiệm gì không ?
Như đã nói ở trên, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nên nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi đó, người cha có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất của hành vi ngăn cấm. Cụ thể:
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
Chịu trách nhiệm hình sự
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
“Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?“
Hi vọng bài viết trên hữu ích với mọi người!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng nhưng cố ý không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lẩn tránh để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đôi với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định tại Điều 37; thì tranh chấp tại Khoản 3 Điều 35 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy chiếu theo quy định này thì tranh chấp về cấp dưỡng mà có đương sự, tài sản ở nước ngoài hay cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nếu không thuộc trường hợp giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.