LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chưa thành nên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Sau khi ly hôn người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của minh đối với con thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tài điều 119 Luật hôn nhân và gia đình có quyền gửi đơn yêu cầu lên Tòa án nơi người đó cư trú hoặc làm việc để buộc người đó thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yuê cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó;
+ Người thân thích
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là nghĩa vụ mà cha/mẹ – người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện. Trong trường hợp người đó trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ vi phạm của hành vi. Và quan trọng hơn cả, việc lẩn tránh, từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng gay ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ gia đình, nhất là quan hệ cha – con, mẹ con.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn đơn phương
- Tra cứu án phí ly hôn
- Chia tài sản khi ly hôn
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
- Dịch vụ tư vấn ly hôn
- Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương
- Dịch vụ viết đơn ly hôn thuận tình
- Dịch vụ ly hôn nhanh
VIDEO THAM KHẢO
Video 1:
Video 2:
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay