[Hướng dẫn] – Cách viết đơn ly hôn đơn phương

bởi NguyenTriet
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐƠN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Đơn ly hôn là văn bản đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để tòa án có căn cứ thụ lý vụ việc ly hôn. Việc viết đơn ly hôn đơn phương là cần thiết nhưng nhiều người vẫn chưa bắt cách tiếp cận vấn đề và viết một đơn ly hôn hoàn chỉnh nhất. Không sao, Luật sư X sẽ hướng dẫn các bạn!

Xin chào Luật sư, tôi là Ha** ở Bắc Giang hiện đang muốn ly hôn với chồng. Tôi muốn tham khảo ý kiến luật sư rằng để hoàn tất hồ sơ ly hôn thì đơn từ tôi sẽ mua hay lấy ở đâu? Mong rằng luật sư X có thể bớt chút thời gian hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương. Xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

1. Đơn phương ly hôn là gì?

Khác với ly hôn thuận tình là sự đồng thuận của hai bên để chấm dứt mỗi quan hệ. Ly hôn đơn phương sẽ ngược lại khi chỉ một bên mong muốn giải quyết ly hôn, bên còn lại không đồng ý và liên tục gây khó khăn. Theo quy định pháp luật thì ly hôn đơn phương được định nghĩa như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm

trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Có câu rằng “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, có thể thấy sự đồng thuận là yếu tố kiên quyết khi giải quyết bất cứ công việc gì. Thiếu đi sự nhất chí từ các bên thì làm mọi việc sẽ rất khó, ly hôn đơn phương cũng vậy. Khi một bên mong muốn chấm dứt mối quan hệ, bên còn lại dửng dưng thậm chí còn gây khó dễ thì việc giải quyết sẽ phức tạp ngay từ khi đặt bút để soạn thảo đơn từ.

Sẽ có 02 lựa chọn khi tiến hành soạn thảo đơn ly hôn, hai cách này đều hợp pháp và được chấp nhận tại tòa án.

Lựa chọn thứ nhất: Mua mẫu đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án thụ lý

2. Mẫu đơn ly hôn đơn phương

Bản chất những tòa án có thẩm quyền luôn tìm cách thuận tiện nhất để mọi người có thể tiếp cận hồ sơ ly hôn trong đó có việc bán những mẫu đơn ly hôn. Trên thực tế mặc dù luật có quy định về nội dung cần có trong đơn ly hôn đơn phương nhưng thực tế lại có sự khác nhau giữa các tòa chuyên trách, việc mua đơn ly hôn với chi phí rất nhỏ (vài chục nghìn) có thể đảm bảo rằng sự chắc chắn khi nộp hồ sơ để tòa án dễ dàng thụ lý. Đây là một cách thức hợp lý và nhanh chóng nhất.

Luật sư X hân hạnh cung cấp mẫu đơn ly hôn phổ biến tại các Tòa án nhân dân – quý khách có thể download sử dụng:

CỘNG HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

———————————

ĐƠN KHỞI KIỆN

(V/v Ly Hôn)

Kính gửiTòa án nhân dân quận ………………………………………..- Thành phố Hà Nội

Người khởi kiện: ………………………………………………………….. Sinh năm: …./…../…….

CMTND (Hộ Chiếu) số: ……………… Cấp ngày: …………………………………………………..

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Nơi công tác: …………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………………..

Người bị kiện: ………………………………………………………….. Sinh năm: …./…../…….

CMTND (Hộ Chiếu) số: ……………… Cấp ngày: …………………………………………………..

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Nơi công tác: …………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………………..

Nội dung xin ly hôn:

Tôi và …………………………………. có đằn ký kết hôn ngày …. tháng….. năm…… tại……

……………………………………………………………………………………………………………………..

(Nếu chung sống không có đăng ký kết hôn nêu rõ lý do, thời gian chung sống): …..

……………………………………………………………………………………………………………………..

Về tình cảm: Hai người chung sống với nhau từ ngày …. tháng….. năm…… tại……….

……………………………………………………………………………………………………………………..

Quá trình chung sống hạnh phúc đến ngày …../……./……… Nguyên nhân mâu thuẫn do vợ chồng: …………

……………………………………………………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Về con chung: Vợ chồng có mấy con chung: ……………………………………………………

  1. Họ và tên: ………………………………………………………. Sinh ngày: ……./……/………
  2. Họ và tên: ………………………………………………………. Sinh ngày: ……./……/………

Thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn (nếu không thỏa thuận được ghi rõ ý kiến đề nghị giải quyết) ……………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….

Về tài sản: Tài sản chung của vợ, chồng có những gì? (Nêu từng loại tài sản; mua năm nào; giá bao nhiêu; hiện nay ai quản lý sử dụng; giá hiện nay đã qua sử dụng): …………

…………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Về nhà ở, quyền sử dụng đất: Nhà ở, quyền sử dụng đất của vợ, chồng (mua xây năm nào? Giá bao nhiêu? Diện tích nhà, đất giá hiện nay, thỏa thuận về phân chia nhà, đất)

…………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Nếu không thỏa thuận thì đề nghị chia như thế nào?:  …………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Nếu là nhà, đất của cha, mẹ vợ (chồng) hoặc của người khác thì nêu rõ họ, tên, địa chỉ của chủ sở hữu nhà đất ở đó: ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Về vay nợ: …………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….

Hà Nội, Ngày …… Tháng ……… năm 20…

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lựa chọn thứ hai: Tự soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương

3. Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương

Như đã đề cập, đơn ly hôn có thể được chủ động soạn thảo theo hướng dẫn được luật định. Đơn ly hôn đơn phương là đơn phải đáp ứng những nội dung và hình thức của đơn khởi kiện quy định tại Khoản 4, 5 điều 189 Luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, nội dung đơn cần có:

Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Luật sư X xin hướng dẫn cách thức điền, viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cơ bản như sau:

1. Tiêu đề:

Trong tiêu đề văn bản cần ghi rõ hai thông tin: “Quốc hiệu tiêu ngữ” và Tên văn bản “Đơn ly hôn”. Đây là nôi dung rất quan trọng để Tòa án xác định cơ bản mục đích của việc khởi kiện dân sự.

2. Ngày tháng năm làm đơn khởi kiện

Ngày tháng năm khởi kiện là nội dung cần thiết làm căn cứ xét hiệu lực, thời hiệu, khiếu nại trong tương lai nếu tòa án không thụ lý.

3. Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện

Để điền được tên Tóa án nhận đơn khởi kiện cần phải nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết ly hôn, cụ thể:

  • Trong trường hợp ly hôn đơn phương: Thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú: Ví dụ vợ muốn ly hôn mà chồng ở Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang thì vợ phải đến tòa án Bắc Quang, tỉnh Hà Giang để nộp hồ sơ ly hôn.
  • Trong trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền sẽ vượt một cấp (thay vì cấp huyện sẽ là tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết).

4. Họ và tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện (Thông tin cá nhân)

Nói cách khác đây là thông tin cá nhân của người khởi kiện, theo tôi nên bao gồm:

  • Họ và tên;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Số CMND, nơi cấp, ngày cấp;
  • Nơi đăng ký địa chỉ thường trú;
  • Nơi ở hiện tại;
  • Số điện thoại liên hệ.

5. Họ và tên, nơi cu trú, làm việc của người bị khởi kiện (Thông tin cá nhân)

Nói cách khác đây là thông tin cá nhân của bên bị đơn, theo tôi nên có những thông tin đầy đủ như đối với bên nguyên đơn, bao gồm:

  • Họ và tên;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Số CMND, nơi cấp, ngày cấp;
  • Nơi đăng ký địa chỉ thường trú;
  • Nơi ở hiện tại;
  • Số điện thoại liên hệ.

6. Trình bày quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, yêu cầu tòa án giải quyết

Đây là phần nội dung quan trọng nhất khi nguyên đơn phải trình bày rất kỹ về những quyền và lợi ích bị xâm phạm. Sự trình bày đầy đủ nhưng tránh miên man, thiếu trọng tâm, gây xao nhãng cho người thụ lý, như vậy sẽ bất lợi khi giải quyết vụ việc. Nói chung chỉ cần trình bày đúng và đủ.

7. Danh mục tài liệu chứng cứ 

Với mỗi luận điểm được đưa ra cần có những chứng cứ kèm theo, tránh nói vô căn cứ gây cảm giác thiếu logic thuyết phục. Ví dụ: Tôi muốn ly hôn vì chồng ngoại tình, hay đánh đập thì cần phải chứng minh rằng cá nhân từng bị thương tích, từng có sự hòa giải của xã phường khi có bạo lực….

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương” sẽ hữu ích với bạn. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh, hãy liên hệ Luật sư X ngay: 0833 102 102

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mua đơn ly hôn ở đâu?” answer-0=”Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý sẽ thường bán những mẫu đơn ly hôn để hỗ trợ đương sự” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Đơn phương ly hôn là gì?” answer-1=”Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương” answer-2=”Trong trường hợp ly hôn đơn phương: Thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú: Ví dụ vợ muốn ly hôn mà chồng ở Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang thì vợ phải đến tòa án Bắc Quang, tỉnh Hà Giang để nộp hồ sơ ly hôn. Trong trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền sẽ vượt một cấp (thay vì cấp huyện sẽ là tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết).” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm