Con cái có thể khai sinh theo họ mẹ hay không?

bởi Luật Sư X

Đa phần, chúng ta đều thấy, việc khai sinh cho con thường theo họ bố, nếu có họ mẹ thì kèm ngay sau họ bố. Vậy, trường hợp này thì việc đặt cho con họ của mẹ thì có được hay không? Bởi lẽ trên thực tế vẫn có trường hợp con vẫn có thể mang họ mẹ. Vậy, căn cứ nào như vậy? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật  sư X.

Căn cứ:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Con khai sinh vẫn được mang họ mẹ.

Pháp luật cho phép con khai sinh vẫn có thể theo họ của mẹ. Cụ thể Căn cứ theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì sẽ có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.

Trường hợp 1: Do bố, mẹ tự thỏa thuận

Thỏa thuận luôn là nguyên tắc được pháp luật tôn trọng, đặc biệt là trong quan hệ dân sự. Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau: 

Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

Như vậy, Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ trừ trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Bởi vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố như thông thường

Trường hợp 2: Không xác định được bố cho bé. 

Rõ ràng, nguyên nhân này thường xuất phát từ chủ quan người mẹ muốn tự nuôi con hoặc không xác định được bố ruột thật. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có nêu rõ: 

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trốn

Như vậy, nếu chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ

Thủ tục đặt tên khai sinh cho con theo họ của mẹ không khác gì so với việc khai sinh khác. Chỉ là phần để thông tin về bố thì để trống. Cụ thể , Sau khi sinh con thì bố mẹ phải thực hiện khai sinh cho con. Thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Những giấy tờ sau người đi khai sinh cho trẻ cần chuẩn bị là: 

  • Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

  • Bản chính Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh khi tự sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

  • Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;

  • Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);

Tờ khai phải điền theo mẫu. 

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ thì người nộp hồ sơ phải nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, thì UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú, tạm trú, hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Theo đó, thủ tục làm khai sinh cho trẻ được quy định thẩm quyền rộng rãi. Giúp thủ tục này được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn. thẩm quyền này được quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014.

Điều 13: Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai

Trường hợp lý lịch của trẻ có yếu tố nước ngoài. Tức là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì người đi đăng ký sẽ nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

  • Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận và kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.

  • Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch

  • Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Tùy thuộc vào yêu cầu của người đăng ký, Cán bộ tư pháp-Hộ tịch sẽ tiến hành cấp bản sao.

Thời hạn giải quyết:  01 ngày. Trường hợp cần xác minh thì không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí: Thủ tục làm giấy khai sinh không mất lệ phí.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ  đăng ký khai sinh Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm