Do tình hình phức tạp của Covid-19; nhiều công ty không thể thông báo trực tiếp cho nhân viên về việc tạm ngừng; tạm hoãn hợp đồng lao động; mà phải thông qua Email, Zalo,…Theo quy định người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động đủ điều kiện; sẽ được hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng qua email có được nhận tiền hỗ trợ hay không?. Cụ thể chúng tôi có nhận được câu hỏi liên quan đến vấn đề này:
“Xin chào Luật sư! Do giãn cách xã hội vì Covid-19; tôi và công ty không thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng bằng văn bản giấy; nên đã thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động qua email. Vậy trong trường hợp này; tôi có nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 không? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ NLĐ do dịch Covid-19
Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì ?
Tạm hoãn hợp đồng lao động là tạm thời ngừng việc thực hiện quyền; và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định; theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của các bên hợp đồng. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động không được hưởng lương và quyền; lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019; quy định cụ thể về các trường hợp được hoãn hợp đồng lao động bao gồm:
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
– Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Quy định hỗ trợ lao động tạm hoãn hợp đồng lao động
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ; và Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục đến dưới một tháng (30 ngày); được Chính phủ hỗ trợ 1.855.000 đồng/người. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên; sẽ nhận hỗ trợ 3.710.000 đồng/người.
Theo đó để nhận được hỗ trợ này; người lao động cần có đủ các điều kiện:
– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp
– Bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
– Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm một triệu đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm một triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho một người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tạm hoãn hợp đồng lao động
Theo điều 15 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ bao gồm:
– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
– Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền với đối tượng chăm sóc thay thế trẻ em.
Xem thêm: Thủ tục để người khó khăn do Covid-19 được nhận hỗ trợ?
Tạm hoãn hợp đồng qua email có được nhận tiền hỗ trợ hay không?
– Theo Công văn 2558/LĐTBXH-VP ngày 5/8/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản; người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…).
Khi có sự thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; nên người lao động và người sử dụng lao động không thể trực tiếp lập thành văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; thì hai bên có thể thỏa thuận qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử… Và người lao động vẫn được nhận hỗ trợ tiền từ Chính phủ theo quy định.
Như vậy, người lao động tạm hoãn hợp đồng qua email vẫn được nhận tiền hỗ trợ; nếu đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ dịch khi vừa ký hợp đồng làm việc có được hỗ trợ Covid-19 không?
- Có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng qua tin nhắn không?
- Thủ tục nhận hỗ trợ ngừng việc do covid 19 từ gói hỗ trợ của Chính phủ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tạm hoãn hợp đồng qua email có được nhận tiền hỗ trợ hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. (Điều 31 Bộ luật Lao động 2019)
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
– Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.