Ngày nay; việc sống thử đã không thử đã không còn là chuyện hiếm. Rất nhiều cặp nam nữ đã quyết định góp gạo thổi cơm chung khi chưa đăng ký kết hôn. Nhưng khi chia tay lại có vướng mắc vấn đề chia tài sản chung thế nào. Nhiều người đặt câu hỏi chia tài sản khi không đăng ký kết hôn thực hiện thế nào? Vậy quy định của pháp luật ra sao? Hãy cùng với Luật sư X làm rõ các vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nam nữ sống chung như vợ chồng có hậu quả gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; có quy định như sau:
“Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền; nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Theo đó; nam nữ khi có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Tài sản giữa các bên được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết; có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Chia tài sản khi không đăng ký kết hôn thực hiện thế nào?
Nếu hai người chưa đăng ký kết hôn nên sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tài sản sẽ được giải quyết như sau (theo điều 16 luật hôn nhân gia đình)
Khi chủ sở hữu muốn phân chia tài sản chung; thì tài sản sẽ được chia như sau (theo điều 219 Bộ luật dân sự):
Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung; hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình; trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán; và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng; hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán; thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nói chung; có 2 phương thức mà bạn có thể lựa chọn để chia tài sản chung mà không có đăng ký kết hôn:
- Tự thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý
- Nhờ tòa án giải quyết
Tốt nhất để đảm bảo rủi ro thì bạn nên chuẩn bị sẵn; và lưu giữ đầy đủ giấy tờ; chứng từ, hóa đơn và lập văn bản khi hai bên đóng góp vào tài sản chung.
Khởi kiện phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn
Để có thể giải quyết tranh chấp về tài sản; có thể tiến hành làm đơn khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản gửi đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự; hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này; trừ tranh chấp quy định tại khỏa 7 Điều 26 của Bộ luật này”
Như vậy; thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn là tòa án nhân dân cấp huyện. Căn cứ theo quy định; tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn; hoặc nơi bị đơn làm việc để khởi kiện phân chia tài sản của mình.
Mời bạn đọc xem thêm
- Chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành
- Bố mẹ ly hôn, con có được chia tài sản không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ:0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý; những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.