Ngày làm việc là ngày như thế nào?

bởi Luật Sư X
Ngày làm việc là ngày như thế nào?

Các văn bản pháp luật có quy định về ngày thực hiện các thủ tục pháp lý. “Trong thời hạn 30 ngày làm việc” đương nhiên sẽ khác với “Trong thời hạn 30 ngày”. Vậy hiểu ngày làm việc như thế nào cho đúng? 

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn
Ngày làm việc là ngày như thế nào? Phân biệt “ngày làm việc” với “ngày”.
“Ngày làm việc” và “ngày” đều là một từ, cụm từ thông dụng trong pháp luật diễn tả thời hạn thực hiện thủ tục giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức hoặc ngược lại. Từ pháp luật Dân sự, Hành chính, Doanh nghiệp, Thương mại, các văn bản pháp luật Tố tụng, … hầu hết văn bản pháp luật sử dụng thuật ngữ này. Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về ngày làm việc mà được sử dụng luôn trong từng văn bản chuyên ngành cụ thể. Tuy nhiên tùy từng văn bản quy phạm pháp luật sẽ có quy định rõ là “ngày” hay “ngày làm việc”, qua đó thì cách tính thời gian sẽ khác nhau. Thông thường, đa số các văn bản đều quy định là “ngày làm việc”.

  • “Ngày làm việc” là những ngày không bao gồm các ngày nghỉ là thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ trong năm, là ngày hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Ví dụ: Trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Điều 141 có quy định:

Điều 141. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 140 của Bộ luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

Như vậy, trong ví dụ trên thì kể từ ngày Chánh án Tòa án nhận được khiếu nại, kiến nghị thì phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong thời hạn 3 ngày làm việc tức trong ba ngày làm việc không tính ngày nghỉ bao gồm thứ 7, chủ nhật hoặc ngày lễ (nếu có). Giả sử bạn gửi quyết định vào thứ 6 thì trong 03 ngày làm việc sẽ là thứ 2, thứ 3 và thứ 4 tuần sau, tổng cộng là 5 ngày.

  • “Ngày” tức ngày theo dương lịch, là thời hạn được tính theo lịch chính thức do Nhà nước phát hành bao gồm cả ngày nghỉ là ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày Lễ

Ví dụ: Trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Điều 106 có quy định:

Điều 106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.

Như vậy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tức là khi mà chủ thể đó nhận được yêu cầu, số ngày bắt đầu tính từ thời điểm đó đến khi đủ 15 ngày, có bao gồm các ngày nghỉ là ngày thứ 7, chủ nhật hoặc ngày lễ (nếu có).
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm