Dịch bệnh Covid – 19 bùng phát trở lại vào tháng 4, tháng 5 vừa rồi tại thành phố Hồ Chí Minh; nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa; giảm bớt nhân công; thực hiện sản xuất tại chỗ. Một số lượng lớn nhân công được cho nghỉ phép tạm thời tại nhà. Hiện nay, dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp đã được hoạt động trở lại. Để cảm ơn những người lao động đã sẵn sàng ở lại; các công ty đã có lời cảm ơn. Tuy nhiên, trong lời cảm ơn đó lại gọi những người nghỉ việc là “kẻ hèn nhát”. Vậy việc gọi người nghỉ việc vì Covid là “kẻ hèn nhát” có phải xúc phạm không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người lao động nghỉ việc vì Covid có thực sự là “kẻ hèn nhát”?
Để xác định việc người lao động nghỉ việc vì Covid có thực sự là “kẻ hèn nhát”; chúng ta phải xét đến những yếu tố sau:
Tình hình dịch bệnh thời điểm đó
Tại thời điểm người lao động phải nghỉ việc, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Việt Nam liên tục phá kỷ lục về số ca nhiễm. Số ca nhiễm mỗi ngày lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn ca. Số ca tử vong cũng tăng vọt. Trong khi đó, vaccine vẫn chưa được tiêm chủng đến tất cả người dân. Trước đó, chúng ta áp dụng biện pháp đánh nhanh thắng nhanh; những địa phương có dịch sẽ được ưu tiên tiêm trước. Vậy nên thời điểm bùng dịch đó; hầu như người lao động làm tại các khu công nghiệp đều chưa được tiêm chủng.
Có thể nói, những khu công nghiệp sẽ là môi trường thuận lợi nhất để dịch bệnh Covid bùng phát mạnh mẽ thêm.
Những chỉ thị của Nhà nước được áp dụng
Trong thời điểm đó, để ngăn chặn dịch bệnh lan tràn; Nhà nước đã áp dụng chỉ thị cấm tập trung đông người. Những nơi được tiếp tục hoạt động chỉ có những nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu. Các doanh nghiệp sản xuất được tiếp tục hoạt động nhưng phải giới hạn số lượng người. Và ưu tiên việc làm việc tại chỗ.
Hậu quả nếu những người lao động không nghỉ việc vì Covid
Chính vì vậy, người lao động mới phải nghỉ việc. Chỉ có một nhóm nhỏ ở lại duy trì sản xuất. Đổi lại, nếu những người lao động không nghỉ việc; một doanh nghiệp với số lượng người lớn như vậy sẽ sớm trở thành một ổ dịch với nhiều biến thể. Điều này sẽ còn gây thiệt hại lớn hơn cho doanh nghiệp đó.
Hoàn cảnh sống của người lao động khi nghỉ việc vì Covid
Việc nghỉ việc do Covid không hề có lợi cho người lao động. Bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp đều không trả lương cho người lao động cho kỳ nghỉ này. Chính vì vậy, nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng khốn khó. Không thể về quê do bị kẹt lại bởi những lệnh cấm; không thể tiếp tục đi làm do giãn cách xã hội.
Người lao động nghỉ việc vì Covid có hèn nhát không?
Từ đó cho thấy, việc họ nghỉ việc hay ở lại làm trong dịch bệnh không thể hiện họ có hèn nhát hay không. Đó chỉ là một hệ quả tất yếu của dịch bệnh đem lại.
Xử lý hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ; lời nói thô bạo; khiêu khích; trêu ghẹo; xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác.
Xử lý dân sự đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm sẽ được bồi thường như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Xử lý hình sự đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp: xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp: gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
Giải quyết tình huống
Có thể thấy, việc công ty có lời lẽ như vậy phần nào đã gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của những người lao động nghỉ việc do Covid – 19. Mặc dù chưa gây ra ảnh hưởng quá nặng nề nhưng có lẽ; công ty này nên rút kinh nghiệm sau sắc cho hành động của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào?
- Luật sư chuyên giải quyết xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng
- Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Gọi người nghỉ việc vì Covid là “kẻ hèn nhát” có phải xúc phạm không?.” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải quyết những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tại thời điểm năm 2019; khi dịch bệnh mới bùng phát; có thể coi dịch bệnh Covid – 19 là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại; dịch bệnh đã kéo dài được 02 năm. Có thể thấy, việc này có thể dự đoán được và không được coi là sự kiện bất khả kháng nữa.
Trường hợp người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nhân viên y tế, người tham gia phòng chống dịch bệnh, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh; đối tượng sẽ bị xử lý theo tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS. Mức hình phạt cao nhất của tội danh này là 5 năm tù.