Bản là hình thức tổ chức xã hội chủ yếu tại khu vực Miền núi phía Bắc nơi có các dân tộc anh em sinh sống. Bản văn hóa là ước mơ và sự tự hào của nhiều trưởng Bản. Vậy làm thế nào để được công nhận Bản văn hóa?
Căn cứ pháp lý
- Điều 5 Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL
Nội dung
1. Bản văn hóa là gì
“Bản văn hóa” là hình thức được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Bản văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các khu vực dân cư để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ
Với những Bản đạt các chỉ tiêu được đưa ra thì sẽ xem xét và nếu đủ điều kiện sẽ chứng nhận là Bản văn hóa và có bằng khen trao về từng Bản.
2. Điều kiện trở thành Bản văn hóa
Để trở thành “Bản văn hóa” cần đáp ứng đủ 5 yếu tố chính sau:
- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
- Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
- Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
- Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
- Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
-
Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
- Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
- Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
- Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
- Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
- Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
- Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
-
Môi trường cảnh quan sạch đẹp
- Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
- Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
- Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
- Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
-
Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
-
Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
-
Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
-
Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
-
Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
-
-
Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
-
Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
-
Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
-
Việc xét Bản văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt khu vực nhỏ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bình xét, định lượng và đánh giá một huyện, một tỉnh.
- Điều kiện trở thành gia đình văn hóa
- Điều kiện để trở thành thôn văn hóa
- Điều kiện để trở thành làng văn hóa
- Điều kiện để trở thành ấp văn hóa
- Điều kiện để trở thành bản văn hóa
- Điều kiện trở thành tổ dân phố văn hóa
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay