Quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài

bởi Nga Nguyen1
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay với phương án đầu tư ra nước ngoài được triển khai mạnh mẽ; nhằm khai thác và phát triển hơn nữa thị trường; nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lí. Qua đó làm tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước. Với vai trò vô cùng quan trọng như vậy; hoạt dộng đầu tư ra nước ngoài đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Vậy hãy cùng Luật sư X; tìm hiểu về quy định trong hoạt động đầu tư ra nuóc ngoài qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lí

Luật Đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài.Trên cơ sở sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn.

Nguyên tắc hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành dựa trên các nguyên tắc như sau:

-Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực hát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

-Nhà đầu tư hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, các quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Có các hình thức dành cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài như sau:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Nguồn vốn của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Các nguồn vốn đầu tư ra nước ngàoi được quy định trong Luật đầu tư cụ thể như sau:

-Về rách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài do nhà đầu tư chịu.

-Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ; phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.

-Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

  1. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của phap luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  2. Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài cơ bản

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
  • Xác nhận không nợ thuế;
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
  • Các tài liệu khác, tùy dự án đầu tư;

Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp như sau:

  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • theo điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Nhà đầu từ chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Qua thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; mà dự án đầu từ không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận; hoặc quá thời hạn 12 tháng khi nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu từ không được triển khai.
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; mà nhà đầu từ không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư.
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; mà nhà đầu tư không có văn bản,…

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Hy vọng bài viết “Quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài” của chúng tôi có thể hữu ích với bạn đọc.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Review hợp đồng hợp tác đầu tư nhanh, chính xác, tiết kiệm nhất. Hãy liên hệ Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định như thế nào?

Bao gồm các ngành như sau:
-Ngân hàng
-Bảo hiểm
Chứng khoán
-Báo chí, phát thanh, truyền hình.
-Kinh doanh bất động sản.

Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định ra sao?

Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
-Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại thương.
-Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
-…

Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định với trường hợp góp vốn,mua cổ phần là gì?

Được quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần,mua cổ phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế; về đầu tư thì tổng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất; theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm