Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

bởi Nga Nguyen1
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Với lợi ích mang lại là vô cùng to lớn cho nền kinh tế trong thời kì hội nhập hiện nay. Thì hoạt động đầu tư càng được các nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn nữa. Vậy theo quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài; thì thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cụ thể ra sao; hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lí

Luật đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Trường hợp phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Khi nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Là sự chuyển vốn đầu tư từ Việt nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Điều kiện cấp

Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận bao gồm:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật đầu tư
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục được quy định chi tiết như sau:

 -Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương và quyết định đầu tư theo quy định.

-Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên thì nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định.
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; báo chí, phát thanh, truyền hình; kinh doanh bất động sản; thì nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan.

-Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp giấy thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nội dung bao gồm các vấn đề quy định như sau:

  • Mã số dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
  • Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
  • Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
  • Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

-Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam.

-Thay đổi hình thức đầu tư;

-Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;

-Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;

-Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

-Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định.

Chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận

  • Giấy chứng nhận bị chấm dứt theo quy định ở các trường hợp sau:
  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy; nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
  • Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư X về “Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài”. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình những vấn đề pháp lý liên quan 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những gì?

Những tài liệu cần theo quy định:
-Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
-Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
-Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
-Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
-Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Chủ thể nào chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm