BLTTDS năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Quy định này dẫn tới việc Tòa án phải sử dụng những nguồn luật khác để giải quyết vụ việc một cách hiệu quả; thống nhất, đảm bảo tính công minh đối với các đương sự.
Vậy quy định của BLTTDS 2015 về nguyên tắc tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì?
Quan hệ xã hội ngày càng phát triển; các vụ việc dân sự cũng phát sinh theo chiều hướng đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì vậy, có những trường hợp vụ việc dân sự phát sinh mà không có điều luật để áp dụng.
Khoản 2 điều 4 BLTTDS quy định “Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết; chưa có điều luật để áp dụng”.
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng
Vì sao toà án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng?
BLTTDS 2015 đã Bổ sung quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” tại nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4). Mục đích để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với những quy định của BLDS 2015. Có thể nhận thấy, việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật là bước chuyển quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Điều này là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ của tòa án.
Nôi dung nguyên tắc
Trong khi pháp luật chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội; khi có tranh chấp dân sự xảy ra mà chưa có điều luật áp dụng; thì cần thiết phải có quy định cho phép Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bằng để thụ lý vụ việc dân sự và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chung do BLTTDS quy định. Quy định như vậy tạo cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên tắc: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Ví dụ: các bên trong quan hệ hôn nhân yêu cầu tòa án giải quyết ly thân. Đây được coi là quan hệ dân sự chưa có điều luật áp dụng. Vì hiện nay ly thân chưa được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Ly thân là vấn đề pháp lý có ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân và tài sản. Đây là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự; và không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác; nên tòa án có trách nhiệm thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng
Theo Điều 45 BLTTDS 2015, việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo thứ tự sau : (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Áp dụng tập quán
Theo khoản 1 điều 5 BLDS 2015, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân; pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể. Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài; được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư; hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Khoản 1 Điều 45 BLTTDS quy định về việc áp dụng Tập quán của Tòa án để giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng như sau:
1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận; và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự”.
Khi được phép áp dụng tập quán, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét, áp dụng; còn Tòa án có quyền xác định giá trị nội dung của tập quán để áp dụng; và nội dung của tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Áp dụng tương tự pháp luật
Khoản 1 điều 6 BLDS 2015 quy định :
“Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.
Trên cơ sở đó, khoản 2 điều 45 BLTTDS 2015 cũng đã quy định về việc áp dụng tương tự pháp luật như sau
“Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận; pháp luật không có quy định; và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của BLDS và khoản 1 Điều này.
Có thể hiểu, áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnh quan hệ cần xử lý đó; trong điều kiện không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh.
Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Nguyên tắc của luật dân sự là những quy tắc chung được pháp luật quy định. Nguyên tắc này có vai trò định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm của luật dân sự. Khi không thể áp dụng tập quán; tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của BLDS; khoản 1 và khoản 2 điều 45 BLTTDS thì các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sẽ được áp dụng. Đây là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của BLDS.
Áp dụng án lệ
Án lệ dân sự là những bản án, quyết định về vụ việc dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực được ban hành theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
BLDS 2015 đã quy định về việc áp dụng án lệ trong việc giải quyết các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật cũng không quy định, không có tập quán, cũng như không thể áp dụng tương tự pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Áp dụng lẽ công bằng
Theo khoản 3 điều 45 BLTTDS 2015: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó’’.
Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết các vụ việc dân sự phải tuân theo các điều kiện. Theo đó, các điều kiện quy định tại điều 6 BLDS năm 2015 như sau :
- Vụ việc được giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự;
- Các bên tranh chấp không có thỏa thuận;
- Pháp luật không có quy định;
- Không có tập quán được áp dụng; không áp dụng được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; Không có án lệ.
Có ý kiến cho rằng, nguyên tắc này là vấn đề mới; cần nghiên cứu hết sức thận trọng để bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Vì vậy, cần nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán để bảo đảm Thẩm phán có đủ trình độ; kiến thức, thái độ để có thể đủ mạnh dạn; tự tin giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Qua đó, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý; quyền con người; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ đó, tạo ra nguồn các bản án; quyết định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng như thế nào?” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đây là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của BLDS. Bao gồm : Nguyên tắc bình đẳng ; nguyên tắc tự do tự nguyện, cam kết, thỏa thuận ; Nguyên tắc thiện chí, trung thực ; Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác; Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 3 điều 104 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử“.
Ở Pháp, việc sưu tập và hệ thống hóa các tập quán đã diễn ra một cách phổ biến trong nhiều thế kỷ; và đã hình thành những luật quán nổi tiếng như Luật tập quán của Paris (coutume de Pararis); được xuất bản năm 1510.