Việc khởi kiện một vụ án dân sự ra Tòa là quyền của công dân. Tuy nhiên quá trình này có phần phức tạp bởi việc khởi kiện phải đúng quy trình, thẩm quyền và nội dung. Lúc này, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện. Có 7 trường hợp trả lại đơn khởi kiện 2021. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nội dung tư vấn
Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định 7 trường hợp trả lại đơn khởi kiện năm 2021
- Người khởi kiện không có quyền hoặc không đủ năng lực hành vi
- Hết thời hạn quy định mà không nộp biên lai tạm ứng án phí
- Đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật
- Chưa đủ điều kiện khởi kiện
- Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn theo yêu cầu
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
Sau khi các cá nhân, tổ chức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án; thì Tòa án phải có trách nhiệm tiếp nhận; và xem xét có giải quyết hay trả lại đơn. Sau đây là 7 trường hợp trả lại đơn khởi kiện 2021.
Tham khảo bài viết: Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự
Thứ nhất, Người khởi kiện không có quyền hoặc không đủ năng lực hành vi
Công dân có quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ; nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Được quy định tại Điều 4, Luật Tố tụng dân sự 2015:
Điều 4: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Cũng theo Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; có giải thích về người khởi kiện không có quyền khởi kiện là:
Người khởi kiện không khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức mà mình là người đại diện hợp pháp hoặc của cá nhân khác, công cộng và Nhà nước.
Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện được quy định rõ tại Điều 186, 187 Luật dân sự 2015 gồm: cá nhân có quyền và lợi ích bị xâm phạm; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổ chức đại diện tập thể lao động; Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự; Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Ví dụ: A và B là vợ chồng. B thường xuyên bạo hành, đánh đập A. Lúc này, C (không phải là tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền tham gia bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình) gửi đơn khởi kiện lên Tòa án cho A. Như vậy, trường hợp này, C là tổ chức không có quyền được khởi kiện.
Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ. Việc khởi kiện này bước đầu cho thấy không có sự xâm phạm, hay quyền lợi của bất cứ ai bị xâm phạm thì đơn khởi kiện cũng sẽ được trả lại.
Ví dụ: A chết năm 2015, có tài sản là căn nhà cấp 4 và không có di chúc. B là con của A, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không bị tước quyền hưởng thừa kế; thì đương nhiên sẽ đưởng thừa kế di sản là căn nhà của A. Lúc này, C là con của B; khởi kiện yêu cầu chia di sản theo pháp luật sẽ không được Tòa thụ lý; và trả lại đơn. Bởi việc thừa kế đã hoàn toàn đúng pháp luật.
Thứ hai, hết thời hạn quy định mà không nộp biên lai tạm ứng án phí
Tiền tạm ứng án phí là một trong những điều kiện cần để Tòa án bắt đầu giải quyết vụ án khi việc thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Số tiền tạm ứng án phí sẽ được thẩm phán dự tính và ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Cũng theo đó, nếu hết thời hạn này; người khởi kiện không nộp tiền thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp được miễn, hoặc không phải nộp tiền ứng án phí
Tuy nhiên, pháp luật quy định những trường hợp được miễn, hoặc không phải nộp tiền ứng án phí theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ (Những trường hợp này còn được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án).
Như vậy, nếu người khởi kiện không thuộc các trường hợp trên thì sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Thứ ba, đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật
Việc trả lại đơn trong trường hợp này là một quy định rất hợp lý. Thông thường, một bản án sẽ có thời gian đủ để các đương sự kháng cáo. Hết thời hạn này, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật. Như vậy, vụ việc đã được giải quyết thì Tòa sẽ không thụ lý lại vụ án mà sẽ trả lại.
Trường hợp Tòa án không được trả lại đơn khởi kiện các vụ án được khởi kiện lại
Cụ thể, các trường hợp Tòa án không được trả lại đơn khởi kiện các vụ án được khởi kiện lại được cụ thế hóa ở điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm:
- Ly hôn
- Thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng
- Mức bồi thường thiệt hại
- Thay đổi người quản lý tài sản, di sản
- Thay đổi người giám hộ
- Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
Thứ tư, Chưa đủ điều kiện khởi kiện
Điều kiện khởi kiện ở đây liên quan đến quá trình tố tụng. Nếu thiếu một trong các bước của quy trình tố tụng theo quy định của từng pháp luật chuyên ngành; chẳng hạn như thủ tục hòa giải tại cơ sở với các vụ án liên quan đến hôn nhân, đất đai, …; khi chưa thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện đó; thì sẽ bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
Ví dụ: A kiện công ty B về hành vi cho nhân viên thôi việc bằng hình thức sa thải trái pháp luật. A khởi kiện B ra Tòa mà không thông qua thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2012 quy đình về thủ tục hòa giải, Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì A chưa đủ điều kiện khởi kiện.
Thứ năm: Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Không phải vụ án nào, Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết. Luật chuyên ngành có thể quy định những chủ thể đặc biệt có thẩm quyền giải quyết các vụ án này như: Trọng tài thương mại của vụ án kinh doanh thương mại; hoặc vụ án đang được Tòa án khác thụ lý … Được quy định theo Điều 4 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP; thì các vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là:
Điều 4. Về vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Tham khảo bài viết: Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
Thứ sáu, Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn theo yêu cầu
Việc đáp ứng yêu cầu về hình thức đơn khởi kiện; cũng là một trong những yêu cầu cơ bản để tòa thụ lý vụ án; do đơn khởi kiện cần chứa đầy đủ các thông tin cơ bản, quan trọng để thụ lý vụ bởi. Bởi vậy, về hình thức, đơn khởi kiện phải có các nội dung theo quy định tại Điều 189, Bộ luật dân sự 2015:
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân; hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân; hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử(nếu có)
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc; hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú; làm việc hoặc nơi có trụ sở của cùng của người bị kiện.
Trường hợp không rõ nơi cư trú; làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc; hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Do đó, nếu Tòa yêu cầu bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện; nhưng người khởi kiện không thực hiện thì Tòa được quyền trả lại đơn.
Hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn khởi kiện.
Sau khi bị trả lại đơn khởi kiện; tất nhiên là Tòa sẽ sẽ trình bày, nêu lý do về việc trả đơn. Bởi vậy, căn cứ vào đó; người khởi kiện có thể khắc phục điều kiện để có thể nộp lại đơn khởi kiện cho Tòa.
Các trường hợp được nộp lại đơn khởi kiện quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
3. Đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con; thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản; thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà; đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu; mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
Trên đây là nội dung về 7 trường hợp trả lại đơn khởi kiện 2021.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP; người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định
Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện; vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết; vì vậy, Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp kể từ ngày 01-01-2012; Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết; và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó; thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
Trường hợp kể từ ngày 01-01-2012; Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết; và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết; mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó; thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
Nếu người bị kiện, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.