Khuyến khích, ép người khác sử dụng thuốc lá bị xử phạt thế nào?

bởi Luật Sư X
Khuyến khích, ép người khác sử dụng thuốc lá bị xử phạt thế nào?

Thuốc lá không còn xa lạ, từ già trẻ lớn bé ai cũng có thể dùng mặc hậu quả. Một bộ phận nhỏ chào đón trong khi cả cộng đồng không ngừng tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Vậy khuyến khích hoặc ép người khác sử dụng thuốc lá bị xử phạt như thế nào? 

Căn cứ:

  • Nghị định 176/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Khuyến khích, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá là hành vi như thế nào?

– Khuyến khích người khác sử dụng thuốc lá là hành vi tác động đến tinh thần người khác làm người khác cảm thấy phấn khởi, sẵn sàng sử dụng thuốc lá.

– Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá là hành vi khiến người khác sử dụng thuốc lá trái ý muốn hoặc buộc người khác rơi vào trạng thái không thể chống cự, sử dụng thuốc lá một cách miễn cưỡng.

2. Xử phạt hành chính khi vi phạm

Căn cứ Điều 27 nghị định 176/2013/NĐ-CP, người nào có hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá sẽ bị phạt tiền lên tới 1.000.000 đồng., có hành vi ép người khác sử dụng thuốc lá có thể bị phạt tiền lên tới 5.000.000 đồng. 

Điều 27. Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
b) Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;
c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm