Căn cứ:
Nội dung tư vấn
Phải khẳng định rằng có hai hình thức để được đứng tên trong sổ đỏ:
- Hình thức thứ 1: Đứng chung với người khác trong hộ gia đình
- Hình thức thứ 2: Đứng tên độc lập
Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 thì chủ thể có quyền sử dụng đất là:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Khi sở hữu chung (theo hình thức hộ gia đình), khi có bất kỳ giao dịch liên quan đến quyền sử dụng, sở hữu đất thì sẽ phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ bao gồm cả người dưới 18 tuổi.
Khi sở hữu riêng thì cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện để được đứng tên. Điều kiện được quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi: cần phải có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Giao dịch dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: chỉ được giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi, các giao dịch còn lại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
- Giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: đựơc quyền xác lập, thực hiện giao dịch, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
- Giao dịch dân sự của người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: được quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch.
Như vậy, người dưới 18 tuổi sẽ không được đứng tên sổ đỏ/ sổ hồng một cách độc lập. Chỉ trên 18 tuổi và có đủ hành vi năng lực dân sự đầy đủ thì mới đáp ứng điều kiện.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ đỏ hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.