Đơn xin bảo lãnh tại ngoại là một trong những tài liệu pháp lý quan trong trong hồ sơ đăng ký bảo lãnh. Trường hợp bạn muốn xin bảo lãnh nhân sự, tại ngoại hay phương tiện đều cần dùng đến mẫu đơn này. Bài viết dưới đây Luật Sư X xin giới thiệu mẫu giấy đơn xin bảo lãnh mới nhất.
Mẫu giấy đơn xin bảo lãnh
Bảo lãnh là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo đó người thứ ba cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.
Mẫu đơn xin bảo lãnh là biểu mẫu được lập sẵn với những thông tin cần thiết yêu cầu người kê khai phải hoàn thiện những thông tin nhân thân, những nội dung phù hợp với trường hợp bảo lãnh.
Đối tượng bảo lãnh là những cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh có thể sẽ có thù lao theo thỏa thuận của các bên và được quy định tại Điều 337 Bộ Luật Dân sự 2015.
Phạm vi bảo lãnh: các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phạm vi bảo lãnh một phần hay toàn bộ nghĩa vụ bao gồm cả nghĩa vụ về tiền bồi thường, tiền phạt, tiền lãi… theo quy định tại Khoản 2 Điều 336 Bộ luật dân sự.
Đối với những nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì sẽ không bao gồm những nghĩa vụ phát sinh sau thời điểm người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh không tồn tại.
Trong mẫu đơn xin bảo lãnh phải thể hiện được nội dung, lý do với bố cục như sau:
- Quốc hiệu tiêu ngữ;
- Địa chỉ, thời gian làm đơn;
- Tên đơn;
- Giới thiệu bản thân;
- Nêu mối quan hệ đối với người bị tạm giam, lý do bị bắt, tam giam ở đâu
- Trình bày nguyện vọng muốn được bảo lãnh và lý do bảo lãnh
- Cam kết
- Ký tên
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự
Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại
Mẫu đơn xin bảo lãnh phương tiện
Khi nào thì cần mẫu giấy đơn xin bảo lãnh?
Thời điểm thực hiện bảo lãnh có thể được xác định theo 02 cách:
– Thời điểm của bên bảo lãnh được thực hiện khi đến thời hạn nghĩa vụ bảo lãnh đã đến thời hạn; hoặc có thỏa thuận khác về thời điểm. Như vậy, có thể hiểu. Bên được bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không đủ điều kiện và năng lực để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
– Trường hợp bên được bảo lãnh được có đủ căn cứ về việc không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ thì khi đó sẽ là thời điểm thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu giấy xác nhận nhân sự của công ty
- Mẫu giấy cam kết tài sản riêng của vợ chồng
- Mẫu giấy xác nhận đi lại – Tải xuống mẫu giấy
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu giấy đơn xin bảo lãnh – Tải xuống mẫu đơn mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo độc quyền công ty; tạm ngừng doanh nghiệp; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong một số trường hợp theo Điều 343 Bộ Luật Dân sự sẽ chấm dứt quan hệ bảo lãnh, cụ thể:
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc bảo lãnh được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.
– Căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt.
– Các bên có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể do hai bên thỏa thuận về thời gian, về phạm vi thực hiện nghĩa vụ hay thù lao, trách nhiệm của các bên… và được lập thành văn bản. Do vậy, việc trả tiền công hay không do hai bên tự thỏa thuận.