Do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến trên thực tế đã có rất nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau mà không có quá trình tiến hành đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/huyện có thẩm quyền. Sau một thời gian chung sống họ cùng tạo lập thành một khối tài sản nhất định và muốn xác lập chúng là tài sản chung của vợ chồng; hoặc sau một khoảng thời gian sống chung họ cảm thấy không hạnh phúc và muốn ly hôn thì có được ly hôn hay không? Việc xác định hôn nhân thực tế từ xưa đến nay vẫn là một vấn đề nang giải trong thực tiễn xét xử; nhất là trong lịch sử Việt Nam liên tục có sự chuyển đổi chính sách pháp luật. Để giải quyết câu hỏi thắc mắc đó. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử” của LSX.
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Hôn nhân thực tế là gì?
Hôn nhân thực tế được hiểu là thực trạng nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành quá trình đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/huyện có thẩm quyền.
Tình trạng được xem là chung sống với nhau như vợ chồng là khi cặp vợ chồng đó thoả mãn một trong các điều kiện sau:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Ví dụ: Anh A (1932) làm đám cưới dưới sự chứng kiến của dòng họ hai bên và chung sống như vợ chồng với chị B (1940) vào năm 1958.
Lưu ý: Hôn nhân thực tế chỉ được công nhận trong giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2003. Ngoài ra các trường hợp còn lại sẽ không được là hôn nhân thực tế được pháp luật bảo vệ.
Xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử
Để dễ dàng trong việc xác định địa vị pháp lý vợ – chồng giữa những người có quan hệ hôn nhân trên thực tế, ngày 03 tháng 01 năm 2001 Toà án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về việc hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó trọng điểm là hướng dẫn việc xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử.
Lưu ý: Mặc dù quy định này hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Nhưng cho đến hiện nay do chưa có văn bản hướng dẫn thay thế nên nó vẫn được áp dụng tương tự đối với Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 hiện hành.
Hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử được xác định như sau:
1. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn: Thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
2. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn; và đang chung sống với nhau như vợ chồng: Thì theo quy định họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003.
Do đó, cần phân biệt như sau:
Trường hợp 1: Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003: Nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Lưu ý: Trong trường hợp từ giai đoạn 09 tháng 6 năm 2000 đến trước 01 tháng 01 năm 2003; họ thực hiện việc đăng ký kết hôn thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trường hợp 2: Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn: Thì theo quy định họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng để giải quyết theo thủ tục chung. Thủ tục chung quy định tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Lưu ý: Trong trường hợp từ giai đoạn 09 tháng 6 năm 2000 đến trước 01 tháng 01 năm 2003; họ thực hiện việc đăng ký kết hôn thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trường hợp 3: Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn: Thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Lưu ý: Trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
TH4. Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn: Thì theo quy định họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết theo hướng tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng giải quyết theo thủ tục chung.
TH5. Đối với trường hợp nam và nữ đã đăng ký kết hôn mà từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực trở đi (ngày 18/01/2001) có yêu cầu ly hôn hoặc có yêu cầu giải quyết vụ việc khác về hôn nhân và gia đình thì giải quyết như sau:
a. Đối với những vụ án mà Toà án đã thụ lý trước ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết.
b. Đối với những vụ án mà Toà án thụ lý từ ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
c. Trong trường hợp vụ án đã được Toà án thụ lý trước ngày 01/01/2001, nhưng từ ngày 01/01/2001 trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, thì theo quy định Toà án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Tuy nhiên, để có được quyết định đúng, Toà án cần xem xét tham khảo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về vấn đề mà Toà án đang giải quyết.
Ví dụ 1: Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ” mà không quy định cụ thể độ tuổi. Tham khảo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không dùng thuật ngữ con dưới 3 tuổi mà dùng từ “con dưới 36 tháng tuổi”; và quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Ví dụ 2: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là: “khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên”. Tham khảo khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”; do đó, mặc dù vẫn áp dụng nguyên tắc của Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng khi quyết định chia tài sản cần xem xét, tham khảo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con dưới 3 tuổi Toà án sẽ quyết định giao con dưới 3 tuổi cho người mẹ.
Ví dụ 3: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là: “khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên”. Tham khảo khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”; do đó, mặc dù vẫn áp dụng nguyên tắc của Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng khi quyết định chia tài sản cần xem xét, tham khảo khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình.
Ví dụ 4: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định việc chia tài sản khi ly hôn mà không quy định chia tài sản khi ly hôn là quyền sử dụng đất của vợ, chồng, là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng và cũng không quy định việc giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên như quy định tại các Điều 59, 60, 61, 62 và 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; do đó, khi giải quyết chia tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng hoặc là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng cũng như giải quyết quyền lợi của vợ chồng, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên mặc dù vẫn áp dụng Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, nhưng cần xem xét, tham khảo các Điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tương ứng về các vấn đề đó để có được quyết định đúng.
TH6. Đối với những vụ, việc đã được Toà án giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật: Thì không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị quyết số 35 của Quốc hội và Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Mời bạn xem thêm các bài viết:
- Luật hôn nhân gia đình mới nhất
- Mục đích của hôn nhân là gì theo quy định của Luật Hôn nhân hiện hành?
- Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân
- Dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, tình trạng độc thân tại Hải Phòng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “Xác định hôn nhân thực tế qua thực tiễn xét xử” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký kinh doanh,.. của LSX, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định khi hôn nhân thực tế không được công nhận thì họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết theo hướng tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng giải quyết theo thủ tục chung.
Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Việc chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn sẽ không bị phạt tuy nhiên nếu bạn là người đang có vợ, có chồng mà đi chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà đi chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Nặng hơn nếu hành vi chung sống với nhau như vợ chồng mà:
· Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
· Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.