Chào Luật sư, luật sư cho tôi hỏi nợ xấu ngân hàng bao nhiều năm thì xóa? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bởi thông tin nợ xấu được cập nhật trên hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC quá nhiều; nên khi khách hàng vướng nợ xấu; nhiều ngân hàng sẽ không thực hiện cho vay; nhằm hạn chế khả năng không thu hồi lại được vốn.
Để có câu trả lời về vấn đề nợ xấu ngân hàng bao nhiều năm thì xóa?LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
- Thông tư 03/2013/TT-NHNN
- Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017.
Nợ xấu là gì?
Nợ là số tiền tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán; giải ngân từng lần (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có một thời hạn; kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo hợp đồng (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có cùng thời hạn; kỳ hạn trả nợ) đối với nợ; mà khách hàng chưa hoàn trả.
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì:
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;;
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định không được cấp tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng.
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn; khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi; có khả năng mất vốn.
- Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nợ xấu ngân hàng bao nhiều năm thì xóa?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì:
Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nợ xấu ngân hàng bao nhiều năm thì xóa? Căn cứ quy định này có thể thấy được; thông tin nợ xấu của khách hàng vay sẽ được CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam) ghi nhận nợ xấu trong thời gian tối đa 05 năm.
Như vậy, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam) cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm. Sau khoảng thời gian này; khách hàng có thể sẽ được cho vay tiếp. Tuy nhiên, thực tế khả năng được vay tiếp cực kỳ thấp.
Muốn xoá lịch sử nợ xấu nhanh khách hàng cần làm gì?
Việc xoá nợ xấu là một trong những cách vô cùng cần thiết để tăng khả năng khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng; hoặc công ty tài chính; nếu trước đó ta có lỡ vướng vào nợ xấu.
Muốn xoá lịch sử nợ xấu nhanh khách hàng cần làm gì? Chỉ có cách là bạn phải nhanh chóng trả nợ để được nhanh chóng xoá nợ xấu đi. Bởi như chúng tôi đã nói nợ xấu sẽ được xoá ghi nhận sau 05 năm mà bạn đã trả xong.
Nếu không có khả năng trả nợ thì bạn cần liên hệ lại với phía ngân hàng để có thể thảo luận lộ trình trả nợ lại; hạn chế tối đã rơi vào trường hợp nợ xấu.
Sau khi đã trả nợ xấu xong và sau 05 năm; bạn cần phải kiểm tra lại tình trạng nợ xấu để đảm bảo trong tương lai nếu bạn mượn nợ sẽ được ngân hàng cho phép. Nếu sau khi kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC cho kết quả sai sót thì theo Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, khách hàng có thể gửi yêu cầu khiếu nại để kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin.
– Nơi gửi yêu cầu: CIC hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Hồ sơ: Gửi yêu cầu thông qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh sai sót về thông tin lịch sử nợ xấu của mình.
– Thời gian giải quyết:
+ Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại: Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có) để xác minh, giải quyết.
+ Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lê: Xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót, thông báo cho khách hàng vay. Có thể kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay về lý do kéo dài.
+ Trong 02 ngày làm việc kể từ khi có kết quả, khách hàng vay sẽ được thông báo về kết quả giải quyết. Nếu thông tin sai sót gây bất lợi cho khách hàng thì CIC phải thông báo đính chính.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu có bị đi tù không?
- Bị lừa đảo qua mạng cần làm gì?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
- Hành vi lừa đảo vờ chạy án để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nợ xấu ngân hàng bao nhiều năm thì xóa?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận số tài khoản ngân hàng là gì?…hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.
Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. …
Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống.
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Đây là một tổ chức thuộc ngân hàng nhà nước có chức năng thu nhận; lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân; tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ; người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án; thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác; và nghĩ ra các cách để trốn nợ.
Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật; hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự