Cưỡng bức lao động là hành vi không phổ biến, nhưng vẫn còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay. Rất nhiều người muốn xin nghỉ việc để thoát khỏi tình trạng này. Vậy xin nghỉ việc trong trường hợp này thế nào? Có phải làm thủ tục gì khó khăn hay không? Có được nghỉ việc khi bị cưỡng bức lao động không? LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cưỡng bức lao động là gì?
Ở Việt Nam, lao động cưỡng bức đã được ghi nhận khá cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Khoản 10 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa: Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 khẳng định: Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Mặt khác, cưỡng bức lao động được coi là một trong những căn cứ để người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.
Đối với lao động giúp việc gia đình; khoản 1 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục; cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
Cưỡng bức lao động có bị xử phạt?
Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì từ ngày 15/4/2020; trường hợp người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động; ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Cụ thể: “3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Ngoài ra, trường hợp hành vi cưỡng bức lao động của người sử dụng lao động đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo mức độ mà người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.
Có được nghỉ việc khi bị cưỡng bức lao động không?
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“5.Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước:
– NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc; hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của BLLĐ 2019);
– NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019);
– NLĐ bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập; hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLLĐ 2019;
– NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ 2019; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 BLLĐ 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.”
Như vậy, nếu bị cưỡng bức lao động, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quấy rối tình dục nơi làm việc bị xử lý như thế nào?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Có được nghỉ việc khi bị cưỡng bức lao động không?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp này, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không báo trước, người sử dụng lao động phải hoàn thành trách nhiệm của mình: trả đủ tiền lương, trợ cấp cho thời gian làm việc còn thiếu của người lao động; có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng giấy tờ chính khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, trong những trường hợp: Có tổ chức; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp hành vi cưỡng bức lao động của người sử dụng lao động đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo mức độ mà người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.