Xin chào Luật sư. Hiện nay, việc áp dụng án lệ trong xét xử ngày càng trở nên phổ biến và trở nên không còn xa lạ đối người dân. Đặc biệt gần đây, tôi nghe nói vừa có thêm 9 án lệ mới nữa. Tôi có một thắc mắc nhỏ: Đặc điểm của án lệ là gì? Nguyên tắc áp dụng án lệ quy định như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Án lệ là gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Điều kiện để một bản án trở thành án lệ
Theo tinh thần quy định tại điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP:
Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Đặc điểm của án lệ
Án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán
Án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên không phải bản án của thẩm phán của bất cứ cấp toà án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự thủ tục nhất định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia. Vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra nên nhiều nơi và nhiều lĩnh vực quy định án lệ có giá trị thấp hơn luật thành văn để tránh sự lạm quyền của thẩm phán. Tuy án lệ luôn gắn với một vụ việc cụ thể nhưng nó phải có tính khái quát cao để có thể đảm bảo việc xét xử cho các vụ việc tương tự.
Án lệ phải có tính nhắc lại
Điều này thể hiện ở việc khi một bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ đuợc lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ còn được sử dụng nhiều lần nữa. Ví dụ như án lệ “con ốc sên Paisley” ở trên có thể được áp dụng với truờng hợp vật thể lạ trong chai sữa hoặc nước ngọt, những sự việc này thì không chỉ năm 1932 mới có mà hiện nay vẫn xảy ra vì thế mà án lệ đó có từ năm 1932 nhưng vẫn có giá trị cho đến hôm nay và sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa. Nó được sử dụng không chỉ trong phạm vi các quốc gia thuộc khối thịnh vượng mà còn được công nhận tại một số nước khác có sử dụng án lệ. Điều đó thể hiện tính nhắc lại của án lệ này.
Án lệ có tính bắt buộc
Án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa là nếu một bản án được đem ra sử dụng cho một vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. Sự bắt buộc này cũng giống như việc tại Việt Nam các thẩm phán buộc phải dẫn ra các quy phạm pháp luật thành văn để xét xử.
Nguyên tắc áp dụng án lệ quy định như thế nào?
Về thứ tự áp dụng
Căn cứ Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.
Như vậy, thứ tự áp dụng là:
- Quy định pháp luật
- Tập quán
- Quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự
- Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
- Án lệ
- Lẽ công bằng
Về cơ chế áp dụng
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về công bố và áp dụng án lệ:
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
Những án lệ đã được công bố tại Việt Nam
Kể từ ngày 1/2/2022, Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 09 án lệ mới, nâng tổng số án lệ được công bố tại Việt Nam lên 52 án lệ. 9 án lệ đó bao gồm:
– Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố;
– Án lệ số 45/2021/AL về xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp “Phạm tội chưa đạt”;
– Án lệ số 46/2021/AL về việc xác định tình tiết định khung hình phạt “Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm giáo dục” trong tội “Dâm ô đối với trẻ em”;
– Án lệ số 47/2021/AL về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại;
– Án lệ số 48/2021/AL về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “nộp lại tiền thu lợi bất chính”;
– Án lệ số 49/2021/AL về xác định quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền;
– Án lệ số 50/2021/AL về quyền khởi kiện vụ án đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
– Án lệ số 51/2021/AL về xác định quyền sở hữu đối với khu vực để xe ô tô của nhà chung cư;
– Án lệ số 52/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Nguyên tắc áp dụng án lệ quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh cho con, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
- Làm thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế năm 2022
- Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?
Câu hỏi thường gặp
Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định, việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình;
– Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.
Bước 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ
Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ
Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ
Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ
Bước 5: Thông qua án lệ
Bước 6: Công bố án lệ
Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).