Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?

bởi BuiNgan
Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Tăng vốn điều lệ là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của công ty. Cùng Luật sư X tìm hiểu về mục đích và tác động của việc tăng vốn điều lệ qua bài viết dưới đây.

Tăng vốn điều lệ để làm gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Tăng vốn điều lệ công ty là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của công ty. Tăng vốn điều lệ công ty có thể do chủ sở hữu tự bỏ vốn vào phát triển kinh doanh hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư.

Mục đích của việc tăng vốn điều lệ là nhằm giúp công ty gia tăng năng lực tài chính, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, tăng vốn điều lệ công ty khẳng định sự phát triển bền vững của công ty. Từ đó tạo niềm tin của các cổ đông, thiết lập sự tin tưởng với các đối tác.

Ngân hàng tăng vốn điều lệ để làm gì?

Việc tăng vốn điều lệ sẽ là động lực để các ngân hàng tiếp tục dành lại thị phần trong thời gian tới; đồng thời góp phần tăng cường năng lực tài chính, giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung-dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn bị siết chặt theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước – NHNN. 

Nguồn vốn tăng sẽ được ngân hàng dùng bổ sung quy mô vốn hoạt động, phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh, trong đó đầu tư phát triển công nghệ số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng phát triển của ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính và củng cố an toàn vốn, tạo tiền đề để đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, hệ thống, công nghệ, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.

Tăng vốn điều lệ có ảnh hưởng gì?

Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?
Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?

Tăng vốn điều lệ công ty là hoạt động công ty thường xuyên thực hiện khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức vay của ngân hàng. Bên cạnh mặt tích cực của hoạt động này, công ty cần hiểu rõ và lường trước các rủi ro trước khi thực hiện.
Lợi ích của việc tăng vốn có thể kể đến như:

  • Tăng vốn kinh doanh, đầu tư;
  • Tăng hạn mức vay ngân hàng;
  • Tăng tính ổn định và phát triển công ty;
  • Tăng độ tin tưởng của công ty đối với các bên đối tác, chủ nợ;
  • Góp phần đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động đầu tư kinh doanh, mở rộng thị thị trường,…;
  • Hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/ cổ đông trong công ty.

Rủi ro của việc tăng vốn:

  • Làm gia tăng khả năng chịu trách nhiệm về tài sản/ vật chất của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ và khoản nợ đối với các đối tác, chủ nợ;
  • Làm tăng mức đóng phí môn bài hằng năm của công ty do mức đóng phí môn bài dựa trên mức điều lệ của công ty.

Khi thực hiện tăng vốn điều lệ đều phải được tiến hành thông báo cho cơ quan ĐK kinh doanh, cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện gồm có những nội dung như sau:

  • Biên bản cuộc họp của việc thực hiện thay đổi mức vốn điều lệ.
  • Bản thông báo của việc thay đổi nội dung thông tin đăng ký kinh doanh.
  • Giấy tờ ủy quyền/ giới thiệu của người đi nộp hồ sơ.
  • Bản danh sách của những cổ đông/ thành viên sau khi thực hiện thay đổi.
  • Bản quyết định của việc thay đổi mức vốn điều lệ.

Bộ hồ sơ sẽ được tiến hành xử lý trong thời gian là 03 ngày làm việc tính từ ngày đã nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ.

Doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện tăng vốn điều lệ ở trong những trường hợp như sau:

  • Khi tiếp nhận số vốn góp từ thành viên mới.
  • Khi thực hiện tăng mức vốn góp từ thành viên.

Với trường hợp khi tăng mức vốn góp từ thành viên thì mức vốn góp đã thêm sẽ được thực hiện phân chia đến cho những thành viên dựa vào tỉ lệ một cách tương đương so với phần vốn được góp của mỗi thành viên trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Các thành viên đều có thể thực hiện chuyển nhượng về quyền được góp vốn của chính mình đến người khác dựa vào quy định ở Điều số 53 trong Luật này. Khi thành viên có sự phản đối về quyết định việc tăng thêm mức vốn điều lệ thì có thể không cần phải góp thêm vốn. Đối với trường hợp này thì mức vốn được góp thêm từ thành viên đó sẽ được phân chia cho những thành viên khác dựa vào tỉ lệ một cách tương ứng so với phần vốn được góp của mỗi thành viên trong vốn điều lệ của doanh nghiệp nếu như những thành viên đó không có các thỏa thuận khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian góp vốn điều lệ

Thành viên hoặc cổ đông có trách nhiệm góp vốn trong thời gian 90 ngày sau khi được cấp đăng ký kinh doanh (tối đa theo luật định).
Tuy nhiên, thời gian cam kết góp có thể ngắn hơn; phụ thuộc vào thỏa thuận của các thành viên và cổ đông trong điều lệ công ty. Có nghĩa là cổ đông, thành viên trước khi thành lập công ty thì góp được vốn là tốt; không thì cũng không sao vì có tối đa 90 ngày để thực hiện việc thu xếp. Vậy nếu không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký thì sao? Như CTCP phải giảm vốn điều lệ CTCP xuống hoặc thỏa thuận để duy trì tỉ lệ với số phần vốn góp.

Tại sao thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ?

Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể mang bản chất là một tổ chức xã hội; được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển. Trong số đó, có những ưu đãi rất lớn và được nhiều doanh nghiệp để ý. Ví dụ như được miễn giảm thuế; được phân cho những khu đất có vị trí “vàng”.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 34, tỉ lệ phần trăm biểu quyết cho những vấn đề quan trọng là từ 75% trở lên; tỉ lệ biểu quyết với những vấn đề không quan trọng là trên 50%. Hay nói cách khác; tỉ lệ phần trăm phủ quyết đối với các vấn đề quan trọng của một hợp tác xã 49%. Nếu để 1 thành viên khác nắm nhiều hơn 49%; mà thành viên đó là một doanh nghiệp; thì sẽ sinh ra tình trạng doanh nghiệp đó được nhận những ưu đãi của Nhà nước và hoạt động không đúng với ý chí ban đầu của Nhà nước khi thành lập hợp tác xã.
Thứ ba, hợp tác xã do ít nhất 7 thành viên thành lập. Giả dụ vốn điều lệ của một hợp tác xã là 100% thì mỗi người phải góp ít nhất 14%. Quy định không quá 20% để phù hợp với việc này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm