Xin chào Luật sư. Tôi tên là Phúc An, sau nhiều năm học hỏi, tìm hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và pha chế đồ uống thì tôi có mong muốn mở một trung tâm dạy nghề pha chế đồ uống tại Hà Nội. Trung tâm dạy nghề của tôi dạy những chương trình học về: kinh nghiệm mở quán kinh doanh, Bartender, Barista, và pha chế đa dạng các thức uống. Do không có hiểu biết nhiều về pháp luật nên tôi không nắm rõ về trình tục, thủ tục và cần những yếu tố gì. Luật sư cho tôi hỏi, điều kiện mở trung tâm dạy nghề được quy định như thế nào? Cần những thủ tục pháp lý gì? Tôi xin cảm ơn Luật sư. Rất mong được hồi đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Trung tâm dạy nghề là gì?
Căn cứ theo Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì cụm từ “dạy nghề” được thay thế bằng cụm từ “giáo dục nghề nghiệp”.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật này quy định: Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Như vậy, dạy nghề ở đây có nhiều bậc học khách nhau từ sơ cấp đến trung cấp đến cao đẳng.
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì trung tâm giáo dục nghề nghiệp là một trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. (Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp; Trường cao đẳng.)
Các loại hình của trung tâm dạy nghề
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định, trung tâm dạy nghề gồm các loại hình sau:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện mở trung tâm dạy nghề được quy định như thế nào?
Để thành lập một trung tâm dạy nghề cần thỏa mãn 02 vấn đề chính đó là: Đáp ứng việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng điều kiện việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm dạy nghề.
Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trung tâm dạy nghề) được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;
Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2;
Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể tối thiểu là 05 tỷ đồng.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm dạy nghề
Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.
Đăng ký mở trung tâm dạy nghề cần hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
2. Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
3. Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính.
Tải mẫu đơn đăng ký mở trung tâm dạy nghề và mẫu đơn báo cáo đăng ký hoạt động dạy nghề
Trình tự, thủ tục xin cấp phép mở trung tâm dạy nghề như thế nào?
Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp: http://dichvucong.molisa.gov.vn/ServiceOnline.aspx;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình, cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều kiện mở trung tâm dạy nghề được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thành lập công ty, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện môi trường dạy nghề như thế nào?
- Quy chế đào tạo sơ cấp nghề 2022 như thế nào?
- Chứng chỉ sơ cấp nghề tương đương bậc mấy hiện nay?
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sơ giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định những trường hợp sau:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
c) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.