Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành có rất nhiều các loại hoá đơn khác nhau. Để có thể đảm bảo cho việc tính thuế sau này thì các doanh nghiệp; chủ tư nhân về cách thức sử dụng của các loại hoá đơn trên. Tuy nhiên do tình độ pháp luật còn hạn chế cho nên đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra thông qua quy định có liên quan đến việc sử dụng các loại hoá đơn này. Trong số đó có câu hỏi được hỏi nhiều nhất là câu hỏi đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 26/2015/TT-BTC
- Công văn số 3430/TCT-KK
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Thông tư 78/2021/TT-BTC
Các loại hoá đơn hiện nay tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các loại hoá đơn hiện nay tại Việt Nam như sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài,trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
– Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
– Các loại hóa đơn khác, gồm:
- Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Hóa đơn trực tiếp đầu vào là hoá đơn gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hoá đơn được hiểu như sau: Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể hoá đơn trực tiếp đầu vào là gì; tuy nhiên ta có thể hiểu hoá đơn trực tiếp đầu vào như sau: Hoá đơn trực tiếp đầu vào hay còn được gọi là các hoá đơn thông thường hay hoá đơn bán hàng. Hoá đơn trực tiếp đầu vào là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng ngày trong kinh doanh; mua bán, sản xuất.
Hoá đơn đầu ra là hoá đơn GTGT là gì?
Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ các nội dung như: Tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, hoạt động vận tải trong và ngoài nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan thực hiện việc kê khai về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?
Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không? Theo quy định của Công văn số 3430/TCT-KK do Tổng cục thuế ban hành ngày 21/8/2014 về việc kê khai thuế đối với hóa đơn thông thường (hóa đơn trực tiếp) có đề cập như sau: Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải là hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) đối với người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Và theo theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng có đề cập về việc điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Như vậy thông qua 02 quy định trên ta biết được hóa đơn trực tiếp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho nên sẽ không có chuyện hoá đơn đầu ra sẽ là hoá đơn giá trị gia tăng. Nếu ai đó cho rằng đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được đây là một nhận định sai. Bởi thông qua định nghĩa của hoá đơn trực tiếp và hoá đơn GTGT và thông qua Công văn số 3430/TCT-KK và khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC đã chứng minh nhận định trên là sai.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh” .
Những chứng từ cần thiết với hóa đơn đầu vào:
– Hợp đồng mua, bán hàng hóa: Nếu hợp đồng không ghi rõ danh mục các mặt hàng bán ra thì cần bổ sung phụ lục kèm theo ghi chi tiết danh mục hàng hóa mua vào.
– Phiếu nhập kho với hàng hóa mua vào.
– Phiếu thu, biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
– Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Về vấn đề xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành, tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về mức phạt:
Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng: Khi sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 6 triệu đồng – 18 triệu đồng với các hành vi sau:
Sử dụng các hóa đơn chưa thông báo phát hành, các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực hiện khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ khai, nộp thuế.
Sử dụng các hóa đơn chưa thông báo phát hành, các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định: Áp dụng mức xử phạt theo Điều 28, Nghị định này hoặc Điều 16 và Điều 17 của Chương II Nghị định này.
Cụ thể, theo Điều 28 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 50 triệu đồng.
ếu theo Điều 16 và Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Theo Điều 16, doanh nghiệp sẽ bị phạt 20% số tiền khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn giảm, hoàn cao hơn so với quy định.