Hiện nay, nhiều bố mẹ có điều kiện đã mua điện thoại cho con mình sử dụng sớm. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề xung quanh đã dẫn đến việc bố mẹ kiểm soát điện thoại của con cái. Vậy, bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có bị phạt không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Quyền riêng tư được pháp luật quy định như thế nào?
“Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không?”
Quyền riêng tư được nhắc nhiều trong thời kì phương tiện điện tử và mạng xã hội phát triển như hiện nay. Quyền riêng tư bao gồm các bí mật cá nhân; đời sống riêng tư;…dễ có nguy cơ bị phát tán. Theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định về quyền riêng tư:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.“
Hay tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia định. Mặc dù trên thực tế chưa có một đạo luật cụ thể về quyền riêng tư; nhưng lại có các đạo luật khác trực tiếp; gián tiếp quy định vệ quyền riêng tư. Do đó, nếu một người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Như vậy, Xâm phạm quyền riêng tư của con nhận được sự quan tâm của mọi người.
Quyền riêng tư của trẻ em được bảo vệ như thế nào?
Quyền riêng tư của trẻ được bảo vệ theo Điều 21 Luật trẻ em năm 2016
“1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”
Với những quy định đó vậy thì bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không? Như đã biết thì thực tế điều này rất khó để giải quyết, bởi vì rất ít trường hợp con cái lại tố cáo bố mẹ về hành vi này. Và trên thực tế thì những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con lại được bố mẹ thực hiện kiểm soát khi các em còn nhỏ.
Các hành vi xâm phạm quyền riêng tư phổ biến
- Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
- Đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
- Công bố quyền riêng tư của người khác
- Tự ý xem thư tín, điện thoại, điện tín
Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có thể bị phạt không?
Như đã biết trên thực tế mọi người đều có quyền bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Do đó mà trẻ con cũng vậy; các em hoàn toàn có quyền được bảo vệ quyền riêng tư. Bời vậy, mà dù là còn nhỏ hay đã lớn thì bố mẹ đều không thể tự ý xâm phạm các quyền riêng tư của các con.
Dù là trẻ con; chưa thành niên; đã thành niên thì đều có quyền được bảo vệ bí mật riêng tư. Từ hình ảnh cá nhân; tên tuổi; đến điện thoại hay tin nhắn. Tất cả những vấn đề này pháp luật đều quy định rõ ràng để bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người.
Hành vi xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý như thế nào?
Hành vi bố mẹ xâm phạm quyền riêng của con còn có thể dẫn đến việc bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật; an toàn thư tín; điện thoại, … gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành. Những hậu quả khác do thư tín; điện thoại; điện tín bị lộ; bị chiếm đoạt; bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.
Tại điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về mức phạt như sau:
- Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong các trường hợp (Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt; làm ảnh hưởng đến danh dự; uy tín; nhân phẩm của người khác; Làm nạn nhân tự sát.)
Bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có bị phạt không?
Điều 21 Hiến pháp khẳng định:
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Đây cũng là tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể khoản 3 Điều 38 nêu rõ:
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Đồng thời, về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con nêu trong Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về việc cha mẹ được kiểm soát điện thoại, lén đọc tin nhắn của con mà chỉ có quy định về việc quản lý tài sản riêng của con cũng như nghĩa vụ yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con, giám hộ hoặc đại diện cho con…
Như vậy, có thể thấy, trẻ em hay bất kỳ công dân nào của Việt Nam đều có quyền được bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, dù là cha mẹ thì cũng không được quyền kiểm tra điện thoại, lén đọc tin nhắn của con khi chưa được con cho phép.
Trên thực tế, vì muốn bảo vệ con, muốn giáo dục con cũng như kịp thời ngăn cản con bị dụ dỗ, sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc phụ huynh thường chọn cách “kiểm soát” chặt điện thoại, tin nhắn của con.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo nên tổn thương về mặt tinh thần cho con trẻ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Giả danh ngân hàng lừa đảo qua điện thoại
- Tội quấy rối người khác qua điện thoại
- Bị làm phiền qua điện thoại
- Phá số điện thoại người khác
- Số điện thoại giải đáp thắc mắc về thuế
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Trên đây là tư vấn về “Bố mẹ kiểm tra điện thoại của con có bị phạt không?”. Nếu quý khách có nhu khác như khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833102102 để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Quyền riêng tư của trẻ em là quyền không phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.
Khi người khác có hành vi đọc trộm tin nhắn trên facebook cần phải chứng minh hành vi xâm phạm dẫn đến thiệt hại. Thiệt hại này có thể về vật chất hoặc tinh thần. Khi đó hành vi đọc trộm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt của hành vi này cao nhất lên đến 3 năm tù và phạt tiền lên đến 50.000.000đ theo Bộ luật hình sự hiện hành.
Công an chỉ có quyền kiểm tra điện thoại của công dân khi có căn cứ cho rằng chiếc điện thoại này là bằng chứng hoặc có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính hoặc có liên quan hoặc là phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự.