Luôn thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Luật lao động 2019 ra đời nhằm đảm bảo mục đích đó. Được thông qua vào ngày 20/11/2019 với nhiều nội dung mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Vậy điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 là gì?
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
Nội dung tư vấn
Tăng tuổi nghỉ hưu.
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2012 thì tuổi nghỉ hưu với nam là từ đủ 60 tuổi; nữ đủ 55 tuổi.
Tuy nhiên, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên là 60 tuổi 03 tháng với nam; 55 tuổi 04 tháng với nữ. Độ tuổi nghỉ hưu tiếp tục có sự thay đổi. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ. Và cho đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.
- Có 03 lý do cho thấy việc nâng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo thống kê thì tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm đồng nghĩa với việc tốc độ già hóa dân số đang rất nhanh.
Thứ hai, bình quân tuổi thọ của người Việt Nam hiện nay là 76,6 tuổi; cao hơn rất nhiều khi ban hành luật cũ với mức bình quân tuổi thỏ là 45 tuổi. Việc thay đổi là cần thiết.
Thứ ba, nhằm để đảm bảo cân bằng, ổn định của Quỹ BHXH. Bởi hiện tại đóng bảo hiểm thì ngắn nhưng hưởng lại rất cao.
Dịp lễ Quốc khánh được nghỉ 02 ngày
Theo quy định cũ, Lễ Quốc khánh hằng năm thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương 01 ngày nhưng Bộ luật lao động 2019 cho phép từ năm 2021, người lao động trên cả nước được nghỉ 02 ngày. Có thể sẽ được nghỉ thêm vào ngày 01/09 hoặc ngày 03/09.
Người lao động được nghỉ việc mà không cần lý do
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì chỉ được nghỉ việc khi thỏa mãn các trường hợp được nghỉ việc và đảm bảo về mặt thời gian thông báo.
Cụ thể hóa tại Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1, Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc; địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do. tất nhiên, vẫn phải đảm bảo yêu cầu về thời gian báo trước là 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Không còn quy định hợp đồng lao động theo mùa vụ
Bộ luật Lao động 2012 quy định có 3 loại hợp đồng. Gồm hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn; hợp đồng thời vụ thì Bộ luật lao động mới đã không còn quy định về hợp đồng lao động theo mùa vụ. Loại hợp đồng theo mùa vụ mà được gộp chung vào loại hợp đồng xác định thời hạn. Bởi có những đặc điểm chung nhất định, việc gộp lại loại hợp đồng cũng là một phương án tốt.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hỗ trợ dịch bệnh cho người lao động ngừng việc là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
1. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi.
2. Người dưới 15 tuổi làm các công việc phù hợp theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 143.
Là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.