Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?

bởi TranQuynhTrang
Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?

Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay hôn nhân đồng tính trên thế giới và cả ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Vậy quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới như thế nào? Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Hôn nhân đồng tính là gì?

Hôn nhân đồng tính được hiểu đơn giản là việc kết hôn của những người có cùng giới tính với nhau, hay họ còn được gọi là người đồng tính. Trên thực tế nghiên cứu thì đồng giới hoàn toàn không phải một loại bệnh như định kiến của người người, mà đây được hiểu là xu hướng tính dục, xu hướng trong tình yêu của con người, chịu sự tác động và chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà về bản chất họ không có quyền lựa chọn cho bản thân mình.

Hay nói cách khác những người đồng tính hoàn toàn bình thường cả về mặt thể chất, tinh thần, nhận thức mà chỉ khác về xu hướng tính dục .

Vì vậy mà hôn nhân đồng giới chính là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về mặt sinh học với nhau, có thể là hôn nhân giữa hai người đồng giới nam hoặc giữa hai người là đồng tính nữ. Hôn nhân của họ cũng xuất phát từ tỉnh yêu đồng giới, được xuất phát từ sự cảm thông, chia sẻ và tỉnh cảm mà họ dành cho nhau.

Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?

Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới; ngay cả với những nước phát triển. Hôn nhân đồng giới đầu tiên được thực hiện ở Hà Lan vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Tính đến năm 2021, hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại 29 quốc gia (toàn quốc hoặc nhiều khu vực).

Luật hôn nhân và gia đình 2000 trước đây có quy định việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Như vậy, không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ; chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.

Kết hôn giữa những người đồng tính có bị xử phạt?

Việc pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa người đồng giới có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Đồng thời cũng sẽ không có những ràng buộc về hôn nhân cũng như khi phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?
Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?

Bên cạnh đó, theo điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (đã hết hiệu lực) thì:

Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Tuy nhiên, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP cụ thể là Điều 48 có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng với mức phạt từ 1 triệu 3 triệu đồng) đã bãi bỏ hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Đến Nghị định 82/2020 thay thế Nghị định 110/2013 tại Điều 59 về mức phạt với các hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng cũng không còn nhắc đến việc xử phạt kết hôn đồng giới.

Như vậy, hiện nay người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng theo luật pháp thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.

Việt Nam có cho phép chuyển giới hay không?

Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinhhoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Như vậy, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 

Có được kết hôn với người chuyển giới không?

Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.

Như vậy, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính. Sau khi thay đổi hộ tịch, người đã chuyển giới sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân đó chính là quyền đăng ký kết hôn.

Do đó, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì những người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận, hai người trên danh nghĩa vợ chồng sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng như theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hôn nhân đồng tính có được công nhận ở Việt Nam?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về mẫu trích lục hộ khẩu, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hủy kết hôn trái pháp luật có hậu quả gì?

Khi hủy kết hôn trái pháp luật sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền; nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 luật hôn nhân và gia đình.

Kết hôn là gì?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Kết hôn đồng giới có được tổ chức hôn lễ không?

Câu trả lời là có. Theo quy định của luật, pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng giới, tức là không thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý. Hai người sẽ không thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND, cuộc hôn nhân đó không được pháp luật bảo vệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm