Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình đó là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Vậy khi quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân có bị xử phạt không? Pháp luật có những quy định gì để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân được hiểu là như thế nào?
Quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân được hiểu là quan hệ bất chính với người đã có gia đình (ngoại tình) là việc chung sống như vợ chồng hay kết hôn với người đã có vợ, đã có chồng. Đây là hành vi trái quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả lớn. Tuy nhiên, hành vi này trên thực tế vẫn tiếp diễn và nhiều người chưa có am hiểu cần thiết các quy định pháp luật, chế tài đối với hành vi nêu trên.
Căn cứ vào quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Nên việc quan hệ bất chính với người có gia đình là vi phạm pháp luật, là đi ngược lại với nguyên tắc một vợ một chồng mà Nhà nước đặt ra.
Vậy nên hành vi ngoại tình là hành vi phạm pháp Luật và đạo đức. Ở Việt Nam nhà nước chỉ công nhân quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng là hợp pháp. Những hành vi khi đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn, chung sống hoặc quan hệ với người khác như vợ chồng là hành vi cấm căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ta có quy định về các hành vi bị cấm như sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Xử phạt hành chính đối với người ngoại tình với người đã có gia đình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
Ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị xử lý hình sự.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Chi tiết như sau:
– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Do đó, căn cứ theo điều khoản trên, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và tùy mức độ có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bằng chứng ngoại tình gồm những gì?
Thực tế để thu thập chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình là một việc khó khăn. Bởi vì hành vi ngoại tình có bản chất là sự lén lút, vụng trộm và rất kín đáo. Mặt khác, vì lý do tình nghĩa nên việc đưa ra những bằng chứng ngoại tình đối với người trong cuộc là một vấn đề vô cùng nặng nề.
Khi hành vi ngoại tình xảy ra, việc có các chứng cứ chứng minh hành vi này là rất cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của người còn lại; và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
Có thể đưa ra Tòa án những bằng chứng ngoại tình thuyết phục nhất để chứng minh hành vi ngoại tình của đối phương với người thứ ba bao gồm:
Chứng cứ có thể là những tin nhắn; hình ảnh; băng ghi âm; ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình.
Những tin nhắn/hình ảnh này phải là những tin nhắn do chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn tin. Các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật; vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình và người tình của họ.
Với người vợ ngoại tình; thì chứng cứ có thể là việc người vợ sinh con nhưng đứa con không phải là con của người chồng.
Có thể áp dụng cách dùng kết quả giám định xét nghiệm ADN con riêng của chồng hay vợ bạn. Nên lựa chọn những đơn vị uy tín để tiến hành kiểm tra huyết thống. Đứa bé không phải là con của bạn; nhưng lại là giọt máu của vợ/chồng bạn cũng là minh chứng khẳng định rằng họ đã ngoại tình.
Nói chung, việc chứng minh đứa con không phải là con của người chồng có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Với người chồng ngoại tình, thì chứng cứ có thể là con riêng của người chồng với nhân tình.
Tuy khi có hành vi ngoại tình; người chồng thường giấu rất cẩn thận; nhưng việc tìm ra con riêng của chồng không phải là vấn đề quá khó khăn đối với người tiến hành thu thập chứng cứ.
Lời khai nhận của người có hành vi ngoại tình.
Tuy nhiên, rất ít trường hợp có hành vi ngoại tình tự khai nhận hành vi của chính mình. Việc dùng lời khai của người thứ 3 được xem là chứng cứ hợp pháp; và sẽ có thể giúp chứng minh việc ngoại tình của chồng/ vợ bạn, hãy tận dụng điều này.
Lời khai nhận của người xâm phạm quan hệ hôn nhân (người thứ 3).
Trong trường hợp không thu thập được những bằng chứng trên; bạn có thể dùng lời khai nhận của người xâm phạm quan hệ hôn nhân (người thứ 3). Đây được xem là chứng cứ để chứng minh hành vi ngoại tình có trên thực tế…
Có thể bạn quan tâm:
- Mức xử lý vi phạm luật hôn nhân gia đình mới nhất
- Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình
- Kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận chưa?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, tạm dừng công ty, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Án phí ly hôn: Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức Án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.
Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ; hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng; hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
Đơn xin ly hôn (nếu hai người thuận tình thì đơn của vợ; hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương; hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);
Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính);
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ); thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;
Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam; thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú; nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.