Nhiều người băn khoăn rằng tư pháp cấp xã hiện nay gọi là gì? Những quy định về điều kiện để được làm tư pháp cấp xã có được tuân thủ đầy đủ và cụ thể hay không. Trong quy định của Đảng và Nhà nước đã đề ra về việc thành lập tư pháp cấp xã có mục đích riêng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp, cũng như điều hành chặt chẽ.
Để có thể hiểu hơn về kiểu tư pháp cấp xã này và các quy định của nó, bạn có thể tham khảo trong bài viết này của Luật sư X để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, bài viết sẽ tư vấn thêm các vấn đề khác liên quan để bất kỳ ai cũng có thể nắm rõ về những nội dung trong bài.
Tư pháp cấp xã gọi là gì
Căn cứ theo quy định, hiện nay không có quy định về Ban tư pháp phường. Theo khoản 2, Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ thì ở cấp xã được quy định các chức danh công chức như sau:
“2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.”
Như vậy, trước đây có gọi là ban tư pháp nhưng hiện tại cán bộ làm công tác tư pháp ở cấp xã/phường có tên gọi chức danh là “Tư pháp – Hộ tịch”.
Tiêu chuẩn để làm tư pháp cấp xã
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định thì người làm công chức Tư pháp -hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau
Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Một số tiêu chuẩn riêng cụ thể:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:
“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3.Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Như vậy, theo quy định trên thì Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có:
– Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
– Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Quyền và nghĩa vụ của tư pháp cấp xã
Căn cứ vào khoản 6 điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch sẽ có những nhiệm vụ như sau:
– Công chức Hộ tịch- tư pháp giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể công chức Tư pháp-hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để không bị chồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương
– Công chức Hộ tịch- tư pháp phải trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Tổ chức tiến hành hẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài
Ngoài ra, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên…
Mời bạn xem thêm
- NỘP TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP Ở ĐÂU?
- CHỨC DANH TƯ PHÁP LÀ GÌ?
- CƠ QUAN THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP LÀ CƠ QUAN NÀO
- CÔNG AN LÀ HÀNH PHÁP HAY TƯ PHÁP?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tư pháp cấp xã gọi la gì“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, công chứng ủy quyền tại nhà mẫu tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp ở cấp xã; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan Tư pháp cấp trên.
3. Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó công chức tư pháp hộ tịch phải thỏa mãn những điều kiện chung theo quy định tại điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về Công chức xã, phường, thị trấn; Điều 1 tại Thông tư số 13/2019 TT-BNV của Bộ Nội Vụ về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Và phải thỏa mãn những điều kiện riêng để làm công chức tư pháp hộ tịch quy định tại Luật Hộ tịch 2014.
Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại UBND cấp xã: Chỉ cần có trình độ từ trung cấp Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch (theo điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014).
Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại Phòng Tư pháp: Có trình độ cử nhân Luật trở lên, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hô tịch.
Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện: Được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.