Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?

bởi Nguyen Duy
Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?

Chào Luật sư X, tôi lái xe ô tô chuyên về các dịch vụ chở khách du lịch đường dài nhưng nay sức khỏe đã giảm mạnh không thể tiếp tục lái xe dịch vụ nữa nên muốn sang lại chiếc xe ô tô của mình cho một người quen. Nhưng muốn sang tên phải làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô. Vậy thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô như thế nào? Có mất phí không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé nhé.

Căn cứ pháp lý

Có rút được hồ sơ gốc ô tô không?

Rút hồ sơ gốc xe ô tô hay còn gọi là thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển ô tô đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Đây là thủ tục chỉ được thực hiện khi hai bên thực hiện việc mua bán ô tô không trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc ô tô khi hai bên thực hiện việc mua bán, cho tặng ô tô khác tỉnh, thành phố.

Từ đó có thể thấy rằng chủ xe không phải rút hồ sơ gốc xe trong trường hợp mua bán ô tô vi cùng tỉnh, thành phố. Việc rút hồ sơ gốc chỉ phải thực hiện khi mua bán ô tô khác tỉnh.

Thời gian để rút hồ sơ gốc ô tô là bao lâu?

Thời hạn giải quyết rút hồ sơ gốc quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA là không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Khi bạn đã có hợp đồng mua bán ô tô có công chứng, thì bên mua có thể đi làm thủ tục rút hồ sơ ô tô mà không cần bên bán cùng đi. Bên mua sẽ rút hồ sơ tại cơ quan trước đây bên bán đã thực hiện việc đăng ký xe và xuất trình các giấy tờ như sau:

Đối với trường hợp người bán là cá nhân

02 Giấy khai sang tên, di chuyển ô tô (đã điền thông tin và dán bản cà số khung, số máy).

Hợp đồng mua bán xe ô tô đã được công chứng.

Đăng ký xe ô tô (bản gốc).

Đăng kiểm xe ô tô (bản gốc).

Hai biển trước và sau của xe (tháo biển số nộp không cần phải mang xe đến).

Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của bên mua và bên bán xe.

Sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua ô tô.

Đối với trường hợp người bán là công ty

02 Giấy khai sang tên, di chuyển ô tô (đã điền thông tin và dán bản cà số khung, số máy).

Hợp đồng mua bán xe có công chứng giữa 2 bên hoặc quyết định bán xe, điều chuyển xe của cơ quan, tổ chức (2 bản).

Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô gốc.

Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô gốc.

Biển số xe ô tô đủ 2 biển trước và sau (tháo biển số nộp không cần phải mang xe đến).

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hóa đơn giá trị gia tăng của công ty bán ô tô.

Giấy giải chấp ngân hàng (nếu có).

Khi rút hồ sơ gốc ô tô, chủ xe sẽ không phải mang ô tô đến kiểm tra nhưng cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ kể trên.

Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?

Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?
Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?

Hiện nay nhiều người khi thực hiện thủ tục sang tên ô tô luôn băn khoăn về mức phí khi rút hồ sơ gốc của ô tô. Theo thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định việc rút hồ sơ gốc ô tô là hoàn toàn miễn phí.

Khi đi rút hồ sơ gốc ô tô bạn chỉ việc mang đầy đủ giấy tờ như trên, cơ quan công an sẽ nhận hồ sơ và đưa cho bạn bạn giấy hẹn. Sau không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bạn đến nhận hồ sơ gốc ô tô mà không phải thanh toán bất kỳ khoản phí nào.’

Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô cần những thứ gì?

Muốn rút hồ sơ gốc xe ô tô cần các loại giấy tờ gì?

Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 15/2014/ TT-BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an về việc đăng ký xe, công dân đến cơ quan đăng ký xe ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục.  (Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh) không phải đưa xe đến kiểm tra và phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Xuất trình bản chính CMND/ thẻ căn cước/ sổ hộ khẩu (trường hợp không được cấp chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân nơi đăng ký cư trú ghi trên thẻ không đúng với nơi đăng ký cư trú trên giấy chứng nhận đăng ký xe) / Giấy tờ khác có giá trị tương đương;
  • 02 giấy khai sang tên xe (theo mẫu);
  • 02 bộ số khung, số máy;
  • Giấy chứng nhận biển số xe và đăng ký xe
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu của xe (chứng từ mua bán, tặng cho, thừa kế …) được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật / Quyết định thuyên chuyển công tác hoặc sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe đối với trường hợp chuyển chính chủ đi tỉnh khác.

Trường hợp đối với cá nhân là người bán

Đối với trường hợp người mua xe ô tô từ chủ xe là cá nhân ở tỉnh khác và người mua muốn rút hồ sơ gốc xe ô tô về tỉnh mình để đăng ký sang tên đổi chủ. Để thực hiện điều này, người mua xe ô tô cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Hai bên làm hợp đồng chuyển nhượng mua bán, cho, tặng dưới sự xác nhận của văn phòng công chứng hoặc UBND phường, xã.

Bước 2: Chủ xe (người bán) sẽ trực tiếp đến cơ quan công an để làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô của mình bao gồm lấy 02 mẫu tờ khai sang tên và điền đầy đủ thông tin theo mẫu, bản cà số khung số máy. 

Bước 3: Xuất trình các loại giấy tờ sau

  • CMND hoặc Căn cước công dân, sổ hộ khẩu (nếu nơi đăng ký thường trú của CMND và hộ khẩu không giống nhau) của chủ xe.
  • Nếu là người mua xe được chủ xe ủy quyền thì phải xuất trình CMND hoặc Căn cước công dân, giấy ủy quyền của chủ xe (có Công chứng của phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường).

Bước 4: Nộp các loại giấy tờ, tài liệu sau

  • 02 mẫu Giấy khai sang tên di chuyển xe (đã điền thông tin và dán bản cà số và ký tên)
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe đã công chứng
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô gốc
  • Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô gốc
  • Biển số xe ô tô đủ 2 biển trước và sau (tháo biển số nộp không cần phải mang xe đến)
  • Giấy tờ của người mua xe (hoặc được cho, tặng)

Bước 5: Cán bộ cảnh sát giao thông tiếp nhận, kiểm tra và trả hồ sơ gốc

  • Cán bộ cảnh sát giao thông tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu trên của người nộp hồ sơ; thu lại biển số và giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Sau đó cấp giấy biên nhận, hẹn ngày đến lấy hồ sơ gốc (không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).

Bước 6: Trả hồ sơ gốc gồm có

  • 01 túi đựng hồ sơ gốc (đã được niêm phong, có đóng dấu giáp lai)
  • 01 bản in phiếu sang tên di chuyển
  • 01 giấy khai sang tên di chuyển và chứng từ chuyển nhượng xe
  • Giấy đăng ký xe (đã cắt góc)

Trường hợp đối với tổ chức là người bán

Về cơ bản các thủ tục tư vấn xe và các bước giống như trường hợp đối với cá nhân là người bán nhưng sẽ cần thêm một số giấy tờ khác, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng của cơ quan, tổ chức bán xe.
  • Đăng ký xe, sổ kiểm định xe ô tô gốc và biển số.
  • Giấy giải chấp ngân hàng (nếu có).
  • Hợp đồng mua bán xe có công chứng giữa 2 bên  hoặc quyết định bán xe, điều chuyển xe của cơ quan, tổ chức (2 bản)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Rút hồ sơ gốc xe ô tô có mất phí không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận độc thân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phải nộp lại bản gốc đăng ký và đăng kiểm của ô tô có đúng không?

Phải nộp lại đăng ký ô tô và kiểm tra xe tại cơ quan công an nơi rút hồ sơ gốc xe ô tô. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sẽ cắt đăng ký xe và đính kèm vào hồ sơ gốc để giao lại cho chủ xe làm thủ tục sang tên xe. Điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng khi chủ nhân mới điều khiển xe trong thời gian đăng kiểm mà không đăng ký. 
Biện pháp khắc phục bổ sung là chủ xe phải sử dụng biên lai yêu cầu bồi thường để chứng minh xe đang trong thời hạn làm thủ tục nên sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu có.

Rút hồ sơ gốc xe ô tô thì có cần phải nộp lại biển số xe không?

Phải nộp lại biển số trước và biển số sau của xe khi làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô. Điều này sẽ gây bất tiện khi di chuyển trên đường. Cách khắc phục là chủ xe mới chỉ cần trả lại biển số khi gần đến ngày trả kết quả ban đầu.
Nhiều trường hợp khi làm thủ tục rút giấy tờ phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân, hộ khẩu để đối chiếu. Vì vậy, chủ phương tiện phải chủ động lập hồ sơ này để sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho đơn vị khi cần.

Cơ quan có thẩm quyền rút hồ sơ gốc xe ô tô?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/201/TT-BCA thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô khi mua xe là Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đăng ký, cấp biển số của Bộ Công an, xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong các cơ quan, tổ chức này; ô tô của các cơ quan, tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm