Xin chào Luật sư, nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi giải quyết vấn đề cụ thể sau. Tôi có họ và tên quá là dài Nguyễn Công Hoàng Hải Vân Nam Hà, cái tên của tên rất là rắc rối trong việc viết họ tên khi làm giấy tờ, nhiều khi tôi được hỏi lại cái tên này có đúng không, hay khi đi máy bay tên tôi quá dài nên không được viết đủ tên. Do đó, mọi người khuyên muốn đổi tên nên đi đến cơ quan nhà nước để xin rút gọn tên để cho thuận tiện, nhưng khi gửi đơn cơ quan nhà nước lại trả đơn và không giải quyết cho tôi. Vậy thế tôi có thể đổi tên do tên quá dài không. Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề có đổi được tên do tên quá dài không?
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Có đổi được tên do tên quá dài không” của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Quy định của pháp luật về quyền thay đổi tên
Căn cứ theo Điều 28 Bộ Luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về quyền thau đổi tên như sau:
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3.Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Như vậy, nếu họ và tên của bạn có một trong các căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự quy định thì bạn của bạn mới được đổi tên tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tức là nếu việc sử dụng cái tên quá dài gây nhầm lẫn hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đó hoặc đổi tên theo yêu cầu của cha, mẹ đẻ khi xác định cha, mẹ, con hoặc theo yêu cầu của cha mẹ nuôi,… và người bạn của bạn có những bằng chứng chứng minh về một trong số các căn cứ trên thì lúc đó cơ quan có thẩm quyền mới thực hiện việc đổi tên cho bạn của bạn. Còn nếu họ và tên của bạn không có một trong những căn cứ trên, việc sử dụng cái tên dài không ảnh hưởng đến quyền và lợi ich hợp pháp của người này thì bạn của bạn sẽ không được đổi tên.
Quy định pháp luật về quyền có họ, tên
Căn cứ theo điều 26 Bộ Luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về quyền có họ, tên như sau:
“Điều 26. Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Có thể bạn quan tâm
- Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không ?
- Mất giấy khai sinh bản gốc phải làm gì?
- Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có đổi được tên do tên quá dài không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh, cha mẹ phải khai sinh cho con bao lâu sau khi sinh, thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
+) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
+) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
+) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
+) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
+) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
+) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
+) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
+) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
– Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
– Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
+) Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
+) Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.