Đăng ký bản quyền tác giả, hồ sơ, thủ tục như thế nào?

bởi Thùy Linh
Tại sao cần đăng ký BẢN QUYỀN TÁC GIẢ? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang là tác giả của một số đầu sách trên thị trường. Tôi có một thắc mắc, rất mong được Luật sư giải đáp“Tại sao cần đăng ký BẢN QUYỀN TÁC GIẢ? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?”. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc “Tại sao cần đăng ký BẢN QUYỀN TÁC GIẢ? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả dễ dàng, thời gian thực hiện 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, chi phí đăng ký thấp nhưng lại mang lại những giá trị lợi ích to lớn.

  • Đăng ký bản quyền tác giả có những lợi ích gì?

Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng… trong công ty.

Với những lợi ích nêu trên, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành xin giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tác phẩm của mình được bảo hộ một cách tốt nhất, chống lại các hành vi xâm phạm.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

Tại sao cần đăng ký BẢN QUYỀN TÁC GIẢ? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?

+ Thời gian hoàn thành; (Điểm mới)

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; 

+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; 

+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố; 

+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. 

(So với hiện hành, thêm thông tin về cấp lại, cấp đổi)

+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới)

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thủ tục các bước để đăng ký bản quyền như thế nào?

Quy trình các bước để đăng ký bản quyền diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi Quý vị nộp hồ sơ giấy tờ đi đăng ký bản quyền bạn cần chuẩn bị kỹ những giấy tờ sau (tham khảo khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ):

  • Tờ khai đăng ký bản quyền.
  • Hai bản sao hợp lệ tác phẩm đăng ký bản quyền
  • Giấy ủy quyền (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn (nếu có).
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu chung.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ bản quyền đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả (tham khảo khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Lưu ý: Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự mình nộp hồ sơ giấy tờ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc có thể ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện.

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhận được thông báo bằng văn bản.

Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan

  • Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.

a. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.

b. Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất; đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

c. Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp xác định người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu và những trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật.

  • Sở Văn hoá – Thông tin sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định pháp luật, chuyển Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Sở Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chuyển cho tổ chức, cá nhân nộp đơn ngay sau khi nhận được kết quả xem xét, giải quyết của Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

  • Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật theo quy định pháp luật.
  • Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành các mẫu đơn đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc vấn đề tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả

Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao cần đăng ký BẢN QUYỀN TÁC GIẢ? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký mã số thuế cá nhân trực tuyến, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả như thế nào?

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan quy định như sau:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo 02 cách thức cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan:
– Trực tiếp;               
– Qua dịch vụ bưu chính;
– Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
(So với hiện hành, bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính)
(Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Tra cứu quyền tác giả ở đâu?

Trước khi làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn nên thực hiện tra cứu, kiểm tra bản quyền đối với tác phẩm cần bảo hộ. Mặc dù, việc tra cứu quyền tác giả không có tác dụng kiểm tra tính trùng lặp như tra cứu độc quyền thương hiệu. Tuy nhiên, với bước tra cứu này, bạn có thể xác định được tình trạng đăng ký tên tác phẩm, tránh mất thời gian thực hiện nhưng không được duyệt hồ sơ.
Để tra cứu quyền tác giả, bạn truy cập Hệ thống tra cứu niên giám của Cục Bản quyền tác giả và điền các thông tin theo hướng dẫn tại trang.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ?

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm