Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh như thế nào?

bởi ThuHa
Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh như thế nào

“Xin chào luật sư. Hiện nay việc bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh được quy định như thế nào? Bảo hộ tác phẩm điện ảnh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam áp dụng ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Những loại hình tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó:

Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm:

Phim là loại hình tác phẩm điện ảnh phổ biến nhất, bao gồm các thể loại:

– Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;

– Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;

– Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;

– Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;

– Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;

– Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.

Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt.

Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh như thế nào?
Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh như thế nào?

Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh

Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có phân chia rõ ràng các quyền tác giả đối với tác giả, chủ sở hữu quyền của tác phẩm điện ảnh. Cụ thể:

“1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.

  1. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
  2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được quyền đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác cắt xén, xuyên tạc gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Ngoài ra các đối tượng được quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm điện ảnh khi sử dụng tác phẩm điện ảnh phải thực hiện việc trả tiền thù lao, nhuận bút đối với tác tác giả tác phẩm điện ảnh đó.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL;
  • Bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả tác phẩm điện ảnh;
  • Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);
  • Bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
  • Bản sao ghi thành đĩa tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm có đồng tác giả oặc quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:

  • Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);
  • Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
  • Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

– Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Đối với tác phẩm điện ảnh thì phải nộp mức phí là 500.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.

Bước 3: Trả kết quả

– Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh cho con; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tác phẩm điện ảnh là gì?

Tác phẩm điện ảnh được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh hiện hành như sau:
“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”

Thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh có phụ thuộc vào thời điểm công bố hay không?

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ và theo quy định tại điều luật này thì có thể xác định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) là vô thời hạn. Nếu trường hợp tác phẩm điện ảnh đó đã được công bố thì thời hạn sẽ là 50 năm kể từ thời điểm công bố. Còn nếu trường hợp tác phẩm không được công bố thì thời hạn sẽ được tính từ thời điểm tác phẩm đó được định hình.

Có được ủy quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh không?

Người nộp đơn đăng ký quyền tác giả nói chung hay người nộp đơn đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh nói riêng chính là các tác giả, các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tác phẩm báo chí nộp trực tiếp (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm