In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không?

bởi Hương Giang
In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không

Kinh doanh bán hàng online diễn ra rất sôi nổi trong thời buổi hiện nay. Đây thực sự là một lựa chọn tối ưu đối với người kinh doanh nhưng đi đôi cùng với đó là sự đáng lo ngại của vấn đề xâm phạm bản quyền hình ảnh, nhất là những hình ảnh trong game. Vốn dĩ bản quyền hình ảnh trong game là quyền với tác phẩm nhiếp ảnh. Nhiều người thắc mắc liệu In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không? In áo có hình game không xin phép tác giả bị xử phạt như thế nào? Tại bài viết này, Luật sư X sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Cơ sở pháp lý

Bản quyền hình ảnh trong game là quyền với tác phẩm nhiếp ảnh

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Bản quyền hình ảnh là quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh.

Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định rõ về tác phẩm nhiếp ảnh như sau:

“Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích”.

Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

In áo có hình game có cần xin phép tác giả và trả tiền không?

Quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật này quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 20, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ tác phẩm của tác giả phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng hình ảnh các trò chơi như Liên Quân, PUBG trong trường hợp kinh doanh sinh lời thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu các tác phẩm này.

Xử phạt khi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, người xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị phạt tiền từ 250.000.000 đến 500.000.000 đồng và còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Vấn nạn “lấy cắp” hình ảnh trong game in áo để kinh doanh

Thực tế rõ ràng là người kinh doanh online hay kết hợp giữa bán offline và online có một lợi thế là sử dụng hình ảnh, tăng khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng được rộng rãi và hiệu quả hơn. Cùng với đó nhờ công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khó tránh khỏi việc sao chép sử dụng hình ảnh thông tin của người khác làm của mình, vừa không tốn kém chi phí chụp mà còn có hình ảnh chất lượng đặc biệt với những shoot hình của người nổi tiếng, người mẫu đẹp.

Để có một hình ảnh về cửa hàng và sản phẩm của mình, nhiều shop đã bỏ ra chi phí rất nhiều cho việc quảng cáo, tốn kém về cả trang thiết bị cũng như việc thuê mẫu chụp, địa điểm chụp ảnh, edit hình ảnh,…. Tất cả đều mất rất nhiều công sức, thời gian, trí tuệ cũng như về tiền bạc thế nhưng khi họ tải lên trang cá nhân hay fanpage bán hàng của họ thì ngay lập tức những hình ảnh của họ sẽ bị sao chép bởi các cá nhân khác và đăng tràn lan lên trang cá nhân của người “lấy cắp”.

Thậm chí những người này còn có tương tác bán hàng nhiều hơn so với chủ nhân có hình ảnh gốc thật sự, mà không hề tốn kém về một mặt nào chỉ cần thao tác copy+paste.

Sau hành vi này này là một sự ảnh hưởng không hề nhỏ. Không chỉ gây mất uy tín của doanh nghiệp cá nhân chủ sở hữu hình ảnh mà quan trọng hơn hết là người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu mà mình đã tin tưởng sử dụng. Gây sự nhiễu loạn trên thị trường trà trộn các loại hàng theo đó là rất nhiều vấn nạn đằng sau đặc biệt việc khó khăn trong kiểm soát hàng giả hàng nhái.

In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không
In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không

In áo có hình game không xin phép tác giả bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 9, 10, 17, 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

TTHành vi vi phạmMức phạt tiềnBiện pháp khắc phục hậu quả
1Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm (Điều 9)Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng – Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng- Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm
2Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 1 Điều 10) Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng – Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
3Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 2 Điều 10) Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng – Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
4Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 17)Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm  
5Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 18) Phạt tiền từ 15 – 35 triệu đồng  Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Như vậy, vi phạm bản quyền hình ảnh có thể bị xử phạt lên tới 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, để bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “In áo có hình game có cần xin phép quyền tác giả và trả tiền không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thanh toán hóa đơn, hóa đơn điện tử tiền điện, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Ngoài bị phạt khi in áo có hình game, các biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền tác giả là gì?

1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;
2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;
4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị phạt bao nhiêu?

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Sử dụng ảnh có bản quyền thì bị xử phạt như thế nào ?

Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm