Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị như thế nào?

bởi Đinh Tùng
Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành

Tôi tên là Lâm Bách, được đứng trong hàng ngũ Quân đội Việt Nam là mong muốn của tôi từ lâu, tôi dự định sau khi tốt nghiệp đại học sẽ đăng kí theo đào tạo chức vụ sĩ quan dự bị. Tuy nhiên để gia đình tôi yên tâm cho tôi theo học thì không biết khi đi học sĩ quan dự bị sẽ được hưởng những chế độ gì đối với bản thân và gia đình, luật sư có thể giải đáp giúp tôi không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

 Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân theo hạn tuổi gồm hạng 1 và hạng 2, được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật, theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan Quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc đang cư trú.

Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.

Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành

Tại Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, nghị định này quy định phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; phụ cấp theo ngày làm việc; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro; trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị; chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần.

Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị; gia đình quân nhân dự bị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là các đối tượng được áp dụng của Nghị định này.

Theo đó, phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Ngoài ra, quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên, mức trợ cấp trên được quy định chi tiết tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định cụ thể mức trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị. và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị. theo đó:

Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định nêu trên.

Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Việc tổ chức chi trả trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị được tổ chức thực hiện sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.

Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành
Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành

Sau khi trở thành sĩ quan dự bị sẽ làm công việc gì?

Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị về địa phương đăng ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú. Khi đến đăng ký phải đem theo giấy chứng minh, sổ đăng ký quản lý huấn luyện sĩ quan dự bị. Cơ quan công an và các ngành có liên quan chỉ đăng ký hộ khẩu, sắp xếp công tác giải quyết các quyền lợi sau khi cơ quan quân sự đã đăng ký sĩ quan dự bị.

Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của quân dội, sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào các đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ từng người, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên.

Về địa phương sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường khác, lao động, học tập, làm việc giống mọi người. Chỉ khác 1 năm phải tập trung huấn luyện tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc khi đất nước có chiến tranh thì những người sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan thực thụ, chỉ huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chế độ khi đi học sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tạm ngưng công ty, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào có thể trở thành sĩ quan dự bị?

– Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng xuất ngũ đủ tiêu chuẩn chuyển sang ngạch dự bị; những người tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị (hạ sĩ quan xuất ngũ; hạ sĩ quan dự bị; nam sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng);
– Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.

Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị gồm những gì?

Huấn luyện của sĩ quan dự bị gồm: huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Đăng ký ngạch sĩ quan dự bị như thế nào?

– Đối tượng đăng ký ngạch sĩ quan dự bị gồm: Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sĩ quan dự bị; Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị; Cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đã được đào tạo sĩ quan dự bị; Những người tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở đã được phong quân hàm sĩ quan dự bị.
– Những đối tượng không được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị trong các trường hợp sau: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép; Không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
– Trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị được quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2020/NĐ-CP: gồm có thủ tục đăng ký lần đầu; Đăng ký bổ sung; Đăng ký di chuyển; Đăng ký vắng mặt; Đăng ký riêng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm