Đất ở là một loại đất phổ biến và quan trọng với đời sống con người. Đất ở là nơi con người sinh sống và được phép xây nhà. Tuy nhiên, đất ở cũng được quy định về hạn mức. Vậy nếu vượt hạn mức đất ở thì phải làm sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Hạn mức đất ở là gì?
Pháp luật đất đai không quy định hay giải thích hạn mức đất ở là gì nhưng căn cứ vào thực tế áp dụng pháp luật và nghĩa của từ “hạn mức” thì hạn mức công nhận đất ở được hiểu là diện tích tối đa được xác định là đất ở và người sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ khi sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. Nếu ngoài hạn mức (vượt hạn mức đất ở) thì được công nhận với mục đích sử dụng khác.
Luật đất đai 2013 quy định nhiều loại đất khác nhau, mỗi loại đất lại có một quy chế pháp lý riêng. Nhóm đất ở hiện nay được chia thành đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và kế hoạch phát triển mà đất ở tại các địa phương khác nhau sẽ khác nhau. Vậy hạn mức đất ở là gì?
Hạn mức đất ở là diện tích tối đa mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cho người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Ngoài hạn mức đó, người sử dụng đất đai sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định. Hạn mức đất ở tại nông thôn sẽ khác hạn mức đất ở tại thành phố.
Ví dụ: Nếu quy định diện tích công nhận đất ở lớn dẫn tới tăng quỹ đất ở và giảm diện tích đất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quỹ đất và sản lượng nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân có diện tích vượt hạn mức đất ở nhưng khi thiếu đất ở thì có “quyền” xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Tuy nhiên, không phải 100% trường hợp xin chuyển mục đích đều được chấp nhận mà còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt.
Quy định về hạn mức đất ở
Hạn mức đất ở hiện nay gồm có 02 loại hạn mức đó là hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất.
Hạn mức công nhận đất ở
Luật đất đai hiện nay mới chỉ quy định cách xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao như sau: Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.
Hạn mức giao đất ở
Đối với đất ở tại địa phương: căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
Đối với đất ở tại đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Quy định về diện tích cấp Sổ đỏ vượt hạn mức
Lưu ý: Vượt hạn mức gồm 02 loại đó là vượt hạn mức công nhận đất ở và vượt hạn mức giao đất ở.
Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013 (đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp), Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất được giao không đúng thẩm quyền) được thực hiện theo quy định như sau:
Giai đoạn 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993
* Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993 được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ điều kiện sau:
– Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch.
– Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất.
* Diện tích được cấp Giấy chứng nhận
– Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.
– Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.
– Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì:
+ Diện tích đất ở được công nhận như quy định đối với thửa đất có nhà ở.
+ Phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận như quy định đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp.
– Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định là đất ở, đất phi nông nghiệp khác theo quy định trên thì được xác định là đất nông nghiệp.
Giai đoạn 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004
* Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 để được cấp Giấy chứng nhận phải đủ điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch.
– Nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất.
– Chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi.
* Diện tích cấp Giấy chứng nhận
– Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.
– Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó (hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài).
– Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo quy định đối với từng loại đất như trên.
– Phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo diện tích đất ở, đất phi nông nghiệp khác theo quy định trên thì được xác định là đất nông nghiệp.
Vượt hạn mức đất ở phải làm sao?
Hiện nay những thửa đất có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật đất đai và không thuộc trường hợp pháp luật cấm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Vậy vấn đề đặt ra là những thửa đất có diện tích vượt hạn mức mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cho địa phương mình thì có được cấp giấy chứng nhận không?
Luật đất đai 2013 dựa trên các tiêu chí sau để xác định diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vượt hạn mức:
Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.
Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở vượt hạn mức từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau: diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Đất ở nông thôn lên đất thổ cư
- Thủ tục xin tăng diện tích đất ở
- Chuyển đất ở sang đất thờ
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vượt hạn mức đất ở phải làm sao?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Đất ở tại nông thôn:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phù hợp với điều kiện và tập quán địa phương.
– Đất tại đô thị:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
– Đảm bảo cho người dân ổn định về nơi ở để họ yên tâm sản xuất và phát triển kinh tế. Đặc biệt là đảm bảo sự công bằng giữa mọi người dân.
– Việc quy định hạn mức đất tránh được việc tích tụ đất để phục vụ cho việc đầu cơ đất sinh lời. Điều này sẽ dẫn đến sự phân hóa giai cấp ở cả nông thôn và đô thị. Chúng không khác như địa chủ, quan lợi của thời phong kiến ngày xưa.
– Việc quy định hạn mức sẽ tạo ra sự cân đối giữa ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
– Quy định hạn mức đất sẽ giúp cho người lao động làm giàu chính đáng. Bởi họ sẽ có quyền sử dụng thửa đất được giao để phục vụ cho mục đích lao động và sản xuất.
– Hơn thế nữa, quy định hạn mức sẽ kích thích các mô hình kinh tế vừa và nhỏ tại địa phương. Đây là một việc làm có ích giúp giải quyết nhu cầu việc làm tại địa phương.
– Với quy định này sẽ giúp phân định rõ ràng ranh giới giữa người sử dụng đất và nhà nước. Đây sẽ là thời cơ và cơ hội giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý đất đai.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ được cho vào diện hạn chế. Việc hạn chế này được Nhà nước kiểm soát để xem xét thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại đoạn 2 Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai năm 2013: “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”
Thêm vào đó, tại Khoản 1 Điều 52 Luật đất đai năm 2013 có quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt“
Vì thế, việc chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải cần có quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc chuyển đổi thì mới được chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.