Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến như đất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp là cụm từ xuất hiện khá phổ biến trong đời sống. Việc kê khai đất phi nông nghiệp là điều cần thiết. Vậy Kê khai đất phi nông nghiệp là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Kê khai đất phi nông nghiệp là gì?
Kê khai đất phi nông nghiệp chính là tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nó là loại giấy nhằm kê khai thuế sử dụng đất khi được cấp quyền sử dụng đất của nhà nước.
Đất phi nông nghiệp là gì?
Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị (hay còn gọi là đất thổ cư);
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Khi nào được phép chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất ở?
Khi nói đến việc chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở thực chất là nói đến những trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, chỉ được chuyển sang đất ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp huyện nơi có đất, tổ chức muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất).
Hồ sơ và thủ tục chuyển mục đích sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ
– Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
– Tiếp nhận hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.
+ Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất của mình là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Cách tính tiền sử dụng đất phải nộp
Khi chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp bao nhiêu tiền là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân. Cách tính tiền sử dụng đất khá phức tạp và hầu hết người dân không thể tự mình tính chính xác được số tiền phải nộp.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất khi chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở được tính như sau:
Trường hợp 1: Đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì nộp tiền như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp 3: Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 4: Đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (căn cứ bảng giá đất để tính).
Lưu ý: Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tương ứng với từng trường hợp trên.
Nguyên tắc khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Người nộp thuế phải:
- Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế;
- Không phải thực hiện khai lại hằng năm nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp;
- Trường hợp có thay đổi về người nộp thuế thì người nộp thuế mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên;
- Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1 mét vuông đất tính thuế) thì người nộp thuế phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.
- Việc kê khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ áp dụng đối với đất ở.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?
- Tách thửa đất phi nông nghiệp
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2020
- Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kê khai đất phi nông nghiệp là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đất phi nông nghiệp có đặc điểm là có thể chuyển sang đất ở. Tuy nhiên, để chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở, cần phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân, hộ gia đình thì cần quyết định phê duyệt của UBND cấp huyện; tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì phải có quyết định phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
Bên cạnh các loại đất được phân biệt rõ rệt thì đất vườn là loại đất rất dễ bị nhầm lẫn. Đất vườn là loại đất thuộc đất nông nghiệp chứ không phải phi nông nghiệp. Có thể trồng trọt và chăn nuôi tại đây.
Đối với các trường hợp sử dụng đất phi nông nghiệp không vì mục đích kinh doanh, thì không cần phải đóng thuế.
Bao gồm các trường hợp sau:
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
– Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu các trường hợp trên sử dụng vì mục đích kinh doanh thì phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.