Chào Luật sư X, cha tôi mất do bệnh ưng thư gan ác tính, trước khi mất cha có để lại cho tôi một mảnh vừa, 2 chiếc xe máy còn anh trai sẽ nhận được căn nhà mà cha ở trước khi mất. Vậy quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
- Theo cách hiểu thông thường, thừa kế là việc bạn được hưởng tài sản, của cải do người đã mất để lại, tặng cho, hay còn gọi là thừa kế tài sản theo ý chí và nguyện vọng của người để lại tài sản nếu họ có viết di chúc trước khi qua đời. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng hơn, phạm vi của thừa kế không chỉ gói gọn trong việc sở hữu tài sản mà còn có thể là kế thừa truyền thống, kế thừa phong tục, nghề nghiệp của gia đình.
- Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật Việt Nam, “thừa kế” là cụm từ dùng để chỉ thủ tục truyền (dịch chuyển) tài sản từ người đã mất sang những người còn sống, một cách hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
- Nói cách khác, khi bàn về “thừa kế”, các văn bản pháp luật hiện hành đề cập đến việc thừa kế tài sản và các nghĩa vụ liên quan đối với phần tài sản mà người chết để lại và hoàn toàn không liên quan đến việc kế tục truyền thống hay nghề nghiệp của gia đình bạn.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Theo Điều 614 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Theo quy định tại điều luật trên, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được xác định kể từ thời điểm mở thừa kế, “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản chết”. Quy định này chỉ xác định từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ do người chết để lại. Thời điểm mở thừa kế chỉ là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ mà chưa phải là thời điểm thực hiện các quyền và nghĩa vụ này. Quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản được diễn ra ở hai thời điểm khác nhau. Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế cũng như người được hưởng di tặng (nếu có) chỉ mới có quyền thừa kế (có quyền nhận di sản của người chết để lại), di sản thừa kế chưa thuộc về những người này, nghĩa vụ của người thừa kế cũng được lý giải tương tự. Việc thực hiện nghĩa vụ với tư cách nhân danh, thay mặt kế quyền và bằng tài sản của người chết để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người này để lại. Nếu di sản thừa kế chưa chia thì không ai có quyền thực hiện hành vi liên quan đến số phận thực tế hay sổ phận pháp lý của di sản khi không được sự đồng thuận của tất cả những người thừa kế và người hưởng di sản khác.
Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định như thế nào?
Quyền của người thừa kế tài sản:
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế
Pháp luật về thừa kế luôn tôn trọng ý chí tự do của người thừa kế trong việc nhận di sản thừa kế của người chết để lại. Pháp luật không bắt buộc người hưởng di sản phải nhận di sản thừa kế nếu bản thân họ không muốn nhận phần di sản đó.
Theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 Tại Điều 620. Từ chối nhận di sản quy định:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, Từ chối quyền hưởng di sản là một trong những quyền của một bên chủ thể trong quan hệ thừa kế – người có quyền hưởng hưởng di sản thừa kế. Điều luật trên quy định 3 nội dung về Quyền được từ chối, thủ tục từ chối, thời điểm từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật
Người thừa kế có quyền hưởng, quyền từ chối nhận di sản, quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, quyền được hưởng thừa kế thế vị, quyền được quản lý, phân chia di sản… Trong các quyền này, quyền từ chối là quyền định đoạt của người hưởng di sản thừa kế (từ chối việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà mình được hưởng).
Nghĩa vụ của người thừa kế tài sản:
Tại Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, Điều luật như trên đây xác định trách nhiệm của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, và chỉ áp dụng với người hưởng di sản thừa kế. Va trong trường hợp Nếu người thừa kế đã từ chối quyền hưởng di sản thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định
Có thể bạn quan tâm
- Xin cấp lại giấy khai sinh online đơn giản – nhanh chóng
- Những dự án thuộc diện nhà nước thu hồi đất
- UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không?
- Bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
- Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp là khi nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng doanh nghiệp; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 và Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ việc nhận thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), bao gồm:
Nhận thừa kế là chứng khoán: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định.
Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.
Nhận thừa kế là bất động sản: Quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà,..
Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô;…
Bên cạnh đó theo khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các chủ thể sau sẽ được miễn thuế TNCN:
Vợ với chồng;
Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
Cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;
Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Theo đó, trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có một người chết trước người lập di chúc thì phần di chúc liên quan tới người thừa kế đó này sẽ không còn hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo đó, trong trường hợp bác bạn được hưởng thừa kế theo di chúc của ông bạn mà lại mất trước ông bạn thì anh/chị họ của bạn sẽ không được hưởng thừa kế thế vị. Bởi vì trường hợp này chỉ áp dụng đối với thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc.