Mượn đất là vấn đề thường ít gặp trên thực tế. Việc này thường diễn ra giữa những người thân với nhau khi họ cho nhau mượn đất để kinh doanh, trồng chọt, chăn nuôi,… hoặc với các mục đích khác trong một thời hạn mà không yêu cầu trả tiền. Tuy nhiên trên thực tế việc cho mượn lại phát sinh rất nhiều vấn đề dẫn đến tranh chấp do các bên khi cho mượn không thoả thuận rõ các điều khoản về việc mượn đất. Do đó xét thấy các bên nên cùng nhau thoả thuận và soạn thảo ra hợp đồng cho mượn đất để rõ ràng về quyền lợi và để có căn cứ giải quyết khi tranh chấp sau này. Vậy quy định của pháp luật về việc mượn đất và hợp đồng cho mượn đất như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Mẫu đơn cho mượn đất mới nhất hiện nay”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cư pháp lý
Mượn đất là gì?
Điều 494 BLDS năm 2015 quy định về mượn tài sản như sau:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Pháp luật hiện nay không đặt ra quy định chi tiết, cụ thể về cho mượn đất là gì? Nhưng trên thực tế, cho mượn đất hay cho mượn quyền sử dụng đất là việc mà người sử dụng đất tạm thời cho cá nhân, tổ chức, cơ quan…được hưởng lợi từ việc sử dụng đất trong một khoảng thời gian nào đó mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Người được mượn đất có thể được cho người khác mượn lại nhưng phải được sự cho phải của người cho mượn đất.
Cho mượn đất cũng tương tự việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho đất….Tuy nhiên, cho mượn đất để sử dụng không làm phát sinh việc chuyển giao quyền sử dụng đất của người sử dụng đất sang cho người khác. Vì vậy, trên thực tế, chủ sở hữu của mảnh đất có quyền đòi lại mảnh đất đã cho mượn sau khi hết thời hạn mà các bên thoả thuận, bên mượn phải trả lại đất cho người đã cho mượn.
Có được cho người khác mượn đất không?
Theo Bộ luật dân sự có quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản, cụ thể:
“ Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”.
Dựa vào quy định này, ta thấy rằng đối tượng của hợp đồng mượn có thể là bất kì tài sản nào không tiêu hao và quyền sử dụng đất cũng đáp ứng được điều kiện này.
Do đó quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể là đối tượng của hợp đồng mượn và giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất là hợp lí và hoàn toàn không trái pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất là mảnh đất, quyền sử dụng đất và tất cả các tài sản trên cái mảnh đất đó.
Điều kiện để cho mượn đất
Người sử dụng đất muốn thực hiện quyền của mình (trong đó có quyền cho mượn đất) sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 16 Luật đất đai 2013 thì: ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc cho mượn đất sẽ không bắt buộc mảnh đất đó phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tuy nhiên, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ là căn cứ hợp pháp để pháp luật công nhận quyền sở hữu đối với mảnh đất của bạn nếu như bạn cho mượn đất của bạn cho người khác trong một thời gian dài trong khi đất của bạn chưa có sổ đỏ thì việc đòi lại đất của bạn sau này sẽ có thể sẽ gặp khó khăn. Vì nếu như mảnh đất của bạn mà sử dụng hợp pháp trong khoảng thời gian dài thì bên đi mượn đất sẽ có thể căn cứ vào yếu tố này để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ (vì họ là người trực tiếp sử dụng đất do bạn đã cho người đó mượn đất).
Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất.
Trong pháp luật dân sự có quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản; cụ thể: “ Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”. Dựa vào quy định này; ta thấy rằng đối tượng của hợp đồng mượn có thể là bất kì tài sản nào không tiêu hao; quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện này.
Cho nên; quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Do đó; giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất là hợp lí và hoàn toàn không trái pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất là mảnh đất, quyền sử dụng đất; và tất cả các tài sản trên cái mảnh đất đó. Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn; nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao; vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Mẫu đơn cho mượn đất
Cho mượn đất có cần làm đơn, hợp đồng và công chứng không?
Theo Điều 502 BLDS năm 2015 quy định, các hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp; việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với hợp đồng mượn quyền sử dụng đất là một loại hợp đồng về quyền sử dụng đất nên cũng cần tuân thủ theo quy định trên. Các bên cần thoả thuận và lập hợp đồng thành văn bản phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai.
Luật đất đai không bắt buộc trường hợp cho mượn đất phải công chứng hợp đồng cho mượn.
Nhưng để có thể chắc chắn hơn thì lúc cho mượn đất, người cho mượn nên tiến hành làm hợp đồng thỏa thuận cho mượn đất (đơn cho mượn đất) và ký tên đầy đủ hoặc có thể mang hợp đồng đi công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Trong đơn cần ghi rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên, các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất cho mượn để đảm bảo quyền lợi.
Quyền và nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn tài sản theo quy định của bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật liên quan.
Bên mượn đất vẫn phải tuân thủ những quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất, thực hiện việc sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng ranh giới, phạm vi sử dụng đất; phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đã được phê duyệt và có hiệu lực thi hành; tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
Xem trước và tải xuống Mẫu đơn cho mượn đất mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu đơn cho mượn đất mới nhất hiện nay”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách thắc mắc về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp hoặc muốn tham khảo phí gia hạn thời gian sử dụng đất; và để được sử dụng các dịch vụ pháp lý liên quan đến đất đai của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- 5 phương pháp xác định giá đất và điều kiện áp dụng
- Căn cứ tính giá đất khi đền bù giải tỏa?
- Bảng giá đất làm sổ đỏ 2021
Câu hỏi thường gặp
Quyền sử dụng đất cũng là tài sản nên bên mượn quyền sửu dụng đất (mượn đất) cũng cần tuân thủ các quy định về mượn tài sản theo Điều 496 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Theo Điều 499 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Theo đó bên cho mượn đất có thể đòi lại đất sau khi hết thời hạn cho mượn đã thoả thuận; bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. Trường hợp không thoả thuận về thời hạn thì có thể đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích. Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
Điều 122 Luật Công chứng năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở”.
Căn cứ quy định nêu trên, hợp đồng cho mượn đất/nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, mà do nhu cầu và mục đích sử dụng của hai bên