Xin chào Luật sư. Tôi có ý định chuyển đổi mảnh đất rừng thuộc sở hữu của mình sang đất trồng các loại cây công nghiệp. Vậy xin luật sư cho tôi biết tôi chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không? Nếu được thì thủ tục chuyển đổi này thực hiện như thế nào? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư để tư vấn, hỗ trợ tôi về vấn ddeefd này. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không? như sau:
Nội dung tư vấn
Đất rừng sản xuất là gì?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
- Đất rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái;
- Đất rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái;
- Đất rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
Theo pháp luật Việt Nam, quy định đất rừng sản xuất cụ thể tại điểm c, khoản 1, điều 10 của luật đất đai 2013 về phân loại đất.
Đất rừng sản xuất theo quy định được chia ra cụ thể là 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất: nhóm đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ được phục hồi bằng biện pháp khoanh vùng nuôi và tái sinh theo phương pháp tự nhiên. Loại đất này khi được giao hoặc cho thuê đất thì có mục đích để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Nhóm đất thứ hai: Rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, hay rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, đất rừng phòng hộ có tác dụng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đất rừng đặc dụng được bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, đất rừng sản xuất được xác định là một loại đất nông nghiệp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng sản xuất hoàn toàn có thể được chuyển mục đích sử dụng sang mục đích sử dụng đất khác bởi căn cứ theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật đất đai 2013 thì chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất khác là một trường hợp được nhà nước cho phép thực hiện.
Điều kiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp là gì?
Để được chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau:
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
- Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
- 01 đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;
- 01 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- 01 Bản chứng minh nhân dân/căn cước công dân; sổ hộ khẩu của người yêu cầu;
- 01 Giấy ủy quyền thực hiện công việc (nếu cần).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 4: Nhận trả kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc; tách sổ đỏ để bán đất; thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; chia đất khi ly hôn; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc muốn biết thêm về giá đất đền bù giải tỏa,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phân loại đất trồng cây lâu năm:
– Cây công nghiệp lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất, qua chế biến mới sử dụng được (Cây chè, cà phê, ca cao, điều, hồ tiêu,…).
– Cây ăn quả lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hay để chế biến (Bưởi, cam, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…)
– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu (Hồi, quế,…).
– Các loại cây lâu năm khác như cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (Bạch đàn, xà cừ, keo, lộc vừng,…).
Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép.
Thẩm quyền phê duyệt việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở được quy định như sau:
– Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000 ha
– Hồi đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 50 ha