Hiện nay, việc người chồng ngoại tình, chung sống như vợ chồng với người khác dẫn đến hệ quả là có con riêng không phải là chuyện hiếm gặp. Vậy trong trường hợp người chồng ngoại tình và có con riêng bên ngoài thì người vợ có được kiện không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây: “Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không”
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Khái niệm chung sống như vợ chồng
– Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ về sống chung với nhau, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng hai người được gia đình và những người xung quanh công nhận sinh hoạt như vợ chồng và cùng nhau tạo lập tài sản, sinh sống. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ công khai quan hệ chung sống với nhau và không đăng ký kết hôn hoặc không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”.
Theo đó, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức sống chung, xem nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.
– Theo quy định tại điểm c, d Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm hành vi sau:
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, hành vi của người chồng sống chung với người khác khi đã có gia đình là một trong những hành vi cấm trong Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, pháp luật sẽ có những biện pháp xử lý đối với những người vi phạm hành vi này.
Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghiêm cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Hành vi chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Tùy từng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra, người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng có thể bị truy cứu TNHS về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Ngoại tình có phải là phạm tội không?
Điểm c, Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Phạt hành chính:
Điểm a, b và c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi là Nghị định 82/2020/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, cụ thể:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không“ theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tra cứu quy hoạch xây dựng có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm
- Ly hôn chia tài sản vợ ngoại tình như thế nào?
- Mẫu đơn khởi kiện chồng ngoại tình mới nhất năm 2022
- Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2015 thì: “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
– 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.