Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

bởi Nguyen Duy
Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Chào Luật sư X, tôi và chồng yêu nhau và kết hôn được 03 năm nhưng vẫn chưa có con chung, gần đây tôi phát hiện anh đang ngoại tình nên tôi có rủ các chị của mình đi theo dỗi và quay video lại để làm bằng chứng. Vậy thế nào là bằng chứng ngoại tình? Video có được tính là bằng chứng hay không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Chứng cứ (bằng chứng) là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ bạn chứng minh được, chồng hoặc vợ của bạn đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài bạn. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn, … giữa chồng, vợ bạn và người đó.

Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, bạn nên lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng.

Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ ngoại tình được xem là một quá trình khó khăn. Bởi lẽ, hành vi này khá lén lút và kín đáo, bên cạnh đó, việc tìm ra chứng cứ ngoại tình của người chung chăn gối với mình là một gánh nặng rất lớn. Tuy nhiên, dù hậu quả thế nào khi đã có hành động ngoại tình xảy ra, bạn phải chuẩn bị cho mình một bước lùi có lợi vì vậy bằng chứng ngoại tình là cần thiết.

Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện.

Quay video ngoại tình có được tính là bằng chứng không?

Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình,… cho thấy chồng, vợ bạn ngoại tình. Hãy đảm bảo, những hành vi được ghi lại đủ thân mật để chứng minh điều này. Chứng cứ phải có tính chân thực, không nên tạo dựng hay làm giả.

Cách thứ hai, bạn có thể sử dụng kết quả giám định xét nghiệm ADN người con riêng của chồng hay vợ bạn. Chứng minh đứa bé không phải con của mình nhưng có một phần giọt máu của người chung chăn gối cũng đồng thời khẳng định rằng họ đã ngoại tình.

Nếu không tìm thấy các bằng chứng trên, bạn có thể sử dụng lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này ít khi xảy ra nhưng nếu có thì chứng cứ của bạn vẫn được tính là hợp pháp. Ngoài ra, người thứ ba cũng có thể cho lời khai để chứng minh việc ngoại tình của chồng/ vợ bạn, hãy tận dụng điều này.

Trình tự thủ tục ly hôn khi một bên ngoại tình

Hồ sơ để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn:

  • Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương;
  • Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Hộ khẩu (Bản sao);
  • Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng;
  • Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con);
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con.
  • Theo quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 thì ly hôn theo yêu cầu của một bên khi phát hiện người kia
  • ngoại tình sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà người bị kiện cư trú.

Người có yêu cầu ly hôn làm đơn khởi kiện nộp cho tòa án Cấp huyện nơi người bị kiện cư trú để tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật.

Mẫu đơn ly hôn được viết với nội dung quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015

Trình tự khởi kiện:

  • Nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn và kèm theo đơn khởi kiện là photo những chứng cứ ngoại tình và những giấy tờ chứng minh cho quan hệ hôn nhân, tài sản của 2 vợ chồng;
  • Tòa án xem xét và thụ lý vụ án để giải quyết;
  • Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn;
  • Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có đơn kháng cáo hoặc kháng nghị.

Ngoại tình có phải là phạm tội không?

Điểm c, Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

– Phạt hành chính:

Điểm a, b và c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi là Nghị định 82/2020/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Phạt hình sự:

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, theo quy định nêu trên thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 05 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thế nào là bằng chứng ngoại tình?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vợ ngoại tình nhưng con mới 23 tháng thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

Về quyền nuôi con sau khi ly hôn anh căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Thẩm quyền giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2015  thì: “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương là bao lâu?

– 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm