Việc quản lý, sử dụng nhà, đất do đối ngoại thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đã ký kết. Trong quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ chính sách đối ngoại phải tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, đúng mục đích, công khai, minh bạch. Các khoản thu, chi liên quan đến bảo trì, sử dụng công trình và đất phục vụ hoạt động ngoài trời phải tuân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. Hãy tham khảo bài viết “Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại năm 2022” để nắm được quy định chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 90/2022/NĐ-CP
Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại năm 2022
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại như sau:
1. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan; trường hợp các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đã ký.
2. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
3. Các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.
4. Giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo thị trường; đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại; việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc “có đi có lại”, phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước.
Việc thuê đất, xác định tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và Nghị định này.
5. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước để phục vụ hoạt động đối ngoại thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
6. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo chức trách, nhiệm vụ được giao; quản lý nguồn thu, các khoản chi theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương như sau:
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng.
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng hỗ tương. Lập phương án bố trí sử dụng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài có quy định trách nhiệm của Bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương.
Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà đất không phải trả tiền?
Theo Điều 6 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền được quy định như sau:
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng.
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng không phải trả tiền. Lập phương án bố trí sử dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quy định trách nhiệm của bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất nhanh chóng, trọn gói
- Quy định về chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2022
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo QĐ pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại năm 2022“. đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ Tranh chấp quyền nuôi con … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 8 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê được quy định như sau:
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi (nếu có).
Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định về việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê được thực hiện như sau:
1. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
– Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
– Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường, phù hợp với quan hệ đối ngoại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước theo nguyên tắc “có đi có lại” đối với từng trường hợp cụ thể.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại được miễn tiền thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê. Việc miễn tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài còn lại (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) thuê theo nhiệm vụ nhà nước giao.
Theo Điều 9 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) trách nhiệm của Bộ Ngoại giao về quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao như sau:
1. Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc quản lý, sử dụng, đầu tư, nâng cấp các cơ sở nhà, đất phục vụ đối ngoại theo đúng quy định tại Nghị định này.
2. Quản lý, sử dụng, đầu tư, nâng cấp các cơ sở nhà, đất phục vụ đối ngoại theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng và điều kiện hoạt động của các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài trong thời gian sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại tại Việt Nam.
4. Chỉ đạo đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện hạch toán và báo cáo đối với các tài sản là nhà, đất được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê.
Nội dung báo cáo tài sản gồm:
a) Báo cáo kê khai tài sản;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản.
Nội dung báo cáo kê khai tài sản và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản là nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XIV Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, các văn bản sửa đổi (nếu có) và hướng dẫn của Bộ Tài chính.