Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất như thế nào?

bởi Thanh Hằng
Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất

Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng là tài sản quí hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đất đai, việc xác lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia. Do vây, việc tra thông tin chủ sở hữu cũng là vấn đề nhiều người quan tâm đến. Vậy Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất ở đâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Chủ thể quyền sở hữu đất đai là gì? 

Chủ thể quyền sở hữu đất đai là toàn thể nhân dân Việt Nam được thể hiện qua luật đất đai của từng thời kỳ.

Tuy nhiên, toàn bộ tập thể to lớn này không thể thực hiện các quyển của mình với tư cách chủ sở hữu đất đai. Bởi vậy, họ phải thông qua người đại diện có đủ quyền lực về mặt kinh tế và quyền lực về mặt chính trị để thực hiện sứ mệnh lịch sử của toàn dân. Đó chính là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung nguyên tắc này nằm trong Điều 5 Luật Đất đai ban hành năm 2003 như sau:

Điều 5. Sở hữu đất đai

1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:

a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);

b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;

c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

d) Định giá đất.

3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:

a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.”

Tại Điều 4 Luật đất đai năm 2013 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Như vậy, có thể khẳng định, chủ thể quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam là toàn dân Việt Nam; toàn dân Việt Nam thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua người đại diện là nhà nước.

Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất
Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất

Quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam như thế nào

– Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

– Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai phải bảo đảm vận hành theo mô hình tại Điều 5 của Thông tư này và quy định sau đây:

  • Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗ trợ khác;
  • Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp; trong đó ưu tiên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

– Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai;
  • Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu;
  • Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;
  • Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.

– Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

  • Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
  • Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

– Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ.

Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất

Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022 như thế nào? Hiện nay do hệ thống hành chính công tại Việt Nam chưa có sự đồng bộ; cho nên không phải nơi nào ta cũng tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới được. Người dân sẽ dễ dàng tra cứu được thông tin chủ sở hữu đất một cách dễ dàng tại các thành phố lớn; trực thuộc trung ương tại Việt Nam nhưng sẽ rất khó có thể tra cứu thông tin chủ sở hữu đất tại các tỉnh thành thuộc vùng sâu vùng xa tại Việt Nam.

  • Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến Hà Nội:
    • https://quyhoach.hanoi.vn/
    • http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdaiv3.aspx?orgcode=hanoistnmt
  • Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thành phố Hồ Chí Minh:
    • https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/
  • Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến tại tỉnh Bình Dương:
    • http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/authh
  • Tra cứu trên các App được phát hành bởi chính các Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh thành tại Việt Nam::
    • App ILand dành cho khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • App QH sử dụng đất Đồng Tháp dành cho khu vực tỉnh Đồng Tháp;
    • App DNAILIS dành cho khu vực tỉnh Đồng Nai;

Như vậy thông qua thông tin trên bạn đã biết cách tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022 một cách dễ dàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề giá đền bù tài sản trên đất Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong Luật quốc tế thì Đất đai thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đó bao gồm đất trên đất liền và đất trên các đảo, quần đảo. Căn cứ theo mục đích sử dụng khách thể – đất đai hiện nay gồm 3 nhóm:
Nhóm đất nông nghiệp;
Nhóm đất phi nông nghiệp;
Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm ?

Huy hiệu, quốc hiệu cùng tên gọi là: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Tên người sử dụng và tên chủ sở hữu của nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất
Thửa đất, nhà ở và những tài sản trên đất hay còn gọi là tài sản gắn liền với đất
Sơ đồ thửa đất hay nhà ở và nhà ở, các loại tài sản xuất hiện gắn liền với đất
Có phần thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận. Ở mục nội dung này sẽ được bổ sung khi có công trình mới, hoặc diện tích thay đổi, sơ đồ thiết kế mới 

Tại nơi chưa có tra cứu thông tin trực tuyến về đất đai thì khi có như của tra cứu đất đai người dân phải làm thế nào?

Tại những địa phương chưa triển khai các cổng thông tin trực tuyến để người dân vào tra cứu. Trong trường hợp này bạn phải đến trực tiếp UBND cấp xã để hỏi về thông tin quy hoạch của xã.
Tuy nhiên cách thức này có một số nhược điểm như:
– Dạng thông tin này ở cấp độ vi mô và thấp nhất, chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý.
– Đôi khi một số cán bộ địa chính sẽ không cung cấp thông tin; vì ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn gây khó khăn về quản lý nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm