Hộ kinh doanh được miễn thuế không theo quy định?

bởi Sao Mai
Hộ kinh doanh được miễn thuế không theo quy định?

Chào Luật sư. Tôi tên là Ánh 30 tuổi. Sắp tới tôi dự định thành lập hộ kinh doanh kinh doanh về mặt hàng hoa lụa tại Thành phố Vũng Tàu vốn đăng ký 20 triệu đồng, diện tích 18 m2. Theo như tôi tìm hiểu thì đối với hộ kinh doanh thì có thể được miễn thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Cho tôi hỏi tôi tìm hiểu quy định trên có thật sự đúng không? Hiện nay thì hộ kinh doanh phải đóng những loại thuế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề nêu trên của bạn. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến “Hộ kinh doanh được miễn thuế không?” dưới đây của chúng tôi. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh được miễn thuế không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:

Nguyên tắc tính thuế

  1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
  3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Như vậy, quy định trên cho thấy chỉ khi doanh thu của hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Doanh thu của hộ kinh doanh được hiểu là từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Hộ kinh doanh phải đóng những loại thuế nào?

Như quy định trên. Hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế không phải nộp.

Còn đối với hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn phải nộp lệ phí môn bài.

Thứ nhất: Về lệ phí môn bài

Căn cứ theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:

– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:

+ Có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;

+ Hoạt động không thường xuyên hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu

– Ngoài trường hợp trên, mức thu đối với HKD thuộc diện phải nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm là: 1.000.000 đồng/năm;

+ Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm là: 500.000 đồng/năm;

+ Doanh thu từ trên 100 đến 300 triệu đồng/năm là: 300.000 đồng/năm.

Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:

+ Cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh, cho thuê tài sản; làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

+ Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm bao gồm: Cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/ nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu dưới 100 triệu đồng để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm; doanh  thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Nếu cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Công thức tính thuế như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Kết luận: Thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Hộ kinh doanh được miễn thuế không theo quy định?
Hộ kinh doanh được miễn thuế không theo quy định?

Hộ kinh doanh chậm đăng ký thuế so với thời hạn quy định thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế.

“Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
    c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
    b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn bị trễ đăng ký 10 ngày so với quy định thì chỉ bị phạt cảnh cáo và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp bạn trễ đăng ký thuế từ 01-30 ngày thì bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Hộ kinh doanh được miễn thuế không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người Nhật Bản… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”.
Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

Cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh có được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm không?

Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm. Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm